Tình hình sản xuất ớt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 30 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.4.3. Tình hình sản xuất ớt ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực có vĩ tuyến 8 - 23ºB, chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát triển quanh năm. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt đƣợc gieo trồng vào hai thời vụ chính:

Vụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 10-12, trồng vào tháng 1-2, thu hoạch từ tháng 4-5. Vụ hè thu: Gieo hạt từ tháng 6 - 7 trồng vào tháng 8 - 9 thu hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từ tháng 1 - 2. Ngoài ra có thể trồng thêm một vụ ớt xuân hè, gieo hạt tháng 2 - 3 trồng tháng 3 - 4, thu hoạch tháng 7 - 8 (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)[3].

Ở nƣớc ta, ớt là một loại gia vị rất phổ biến, ở nông thôn đƣợc trồng trong vƣờn gia đình ngƣời ta thƣờng trồng một vài cây ớt thƣờng dùng trong bữa ăn hàng ngày, vừa để làm cảnh. Ngoài lƣợng ớt trồng để sử dụng trong nƣớc, hàng năm hàng trăm tấn ớt đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc (Bùi Bách Tuyến, 1998)[23].

Theo số liệu thống kê năm 1998 (Trần Ngọc Hùng, 1999)[11] diện tích sản xuất ớt của cả nƣớc là 2.114ha, năng suất trung bình 5,6 tấn/ha, trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam Bộ và các tỉnh Miền Trung.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở nƣớc ta có thể chia ra các giai đoạn sau. Giai đoạn trƣớc năm 1990.

Theo Trần Thế Tục (Trần Thế Tục, 1997)[22] diện tích trồng ớt cay ở các vung tập trung vào khoảng 3000ha, năng suất khoảng 10-12 tấn quả tƣơi, sản lƣợng trung bình 30.000 tấn quả tƣơi/năm. Năm 1996, diện tích trồng ớt cao nhất lên tới 5.700ha/329.000ha diện tích trồng rau.

Trong 5 năm 1986-1990, Tổng Công ty rau quả đã xuất sang thị trƣờng Liên Xô cũ 22.290 tấn ớt bột, trung bình mỗi năm 4.500 tấn (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)[3].

Giai đoạn sau năm 1990.

Sự đổ vỡ của thị trƣờng Đông Âu, đã làm xáo trộn tình hình sản xuất tại các vùng chuyên canh, diện tích ớt thu hẹp lại.

Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích ớt xuất khẩu vẫn duy trì ở một số địa phƣơng có truyền thống trồng trọt lâu đời. Quảng Trị, những năm gần dây trồng tới 1000ha ớt cay để xuất khẩu và đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn trồng lúa 3 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Quảng Trị mỗi năm xuất khoảng 300 tấn ớt tƣơi sang thị trƣờng Đài Loan, nhu cầu của thị trƣờng này rất lớn nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc (Nguyễn Hoàn, 2000)[9].

Năm 1994-1995, diện tích trồng ớt ở thừa thiên huế là 600ha, năng suất trung bình 10.6 tấn/ha, sản lƣợng trung bình năm là 6000-6.500 tấn. xuất khẩu khoảng 400-500 tấn/năm, ngoài ra ớt còn đƣợc xuất khẩu theo còn đƣờng tiểu ngạch hàng trăm tấn/năm (Lê Thị Khánh, 1999)[13].

Trong 5 năm 2006-2010, Tổng công ty rau quả Việt Nam đã xuất sang thị trƣờng thị trƣờng Nga 23.920 tấn ớt bột, trung bình mỗi năm 4.580 tấn (Viện Nghiên cứu Rau quả trung ƣơng, 2006)[26].

Hiện nay diện tích trồng ớt của nƣớc ta còn manh mún chƣa đƣợc quy hoạch. Một số tỉnh phía bắc có diện tích sản xuất ớt nhiều xuất khẩu sang các nƣớc Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… nhƣ Thái Bình, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thanh Hóa… Đặc biệt, tại Lạng Sơn, những năm gần đây do điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi cho việc sản xuất, xuất khẩu ớt sang thị trƣờng Trung Quốc vào các vụ Đông Xuân và Xuân Hè vì vậy số vùng trồng ớt ngày càng đƣợc mở rộng tại các huyện Chi Lăng, Tràng Định, Đình Lập, Hữu Lũng. Năm 2012, Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ ớt xuất khẩu với doanh nghiệp liên doanh nƣớc ngoài giai đoạn 2012- 2018 với sản lƣợng tiêu thụ trên 3000 tấn/năm, đạt giá trị xuất khẩu 30 tỷ đồng. Cây ớt đƣợc coi là cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao và đã bắt đầu hình thành các vùng sản xuất ớt tập trung nhƣ: xã Nhân Lý huyện Chi Lăng, xã Tân Liên huyện Cao Lộc… Tuy nhiên, diện tích, sản lƣợng ớt trồng còn khá khiêm tốn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh cũng nhƣ chƣa đủ đáp ứng với nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Nguyên nhân do tính tự phát, thị trƣờng tiêu thụ bấp bênh, chƣa có hợp đồng tiêu thụ, kỹ thuật canh tác theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh nghiệm cổ truyền, sử dụng giống chƣa rõ nguồn gốc… làm ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất và giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 30 - 33)