3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.4.2. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Xuất phát từ giá trị dinh dƣỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt đã giữ một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các nƣớc có điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kiện khí hậu, đất trồng thích hợp. Cây ớt đƣợc xem là một trong những cây trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới. Diện tích và sản lƣợng ớt trên thế giới ngày càng tăng.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2010 - 2012
Các châu
Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) 2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012 Thế giới 1.813.871 1.827.229 1.865.626 1.914.685 15.834 15.998 16.114 16.280 Châu Phi 324.070 301.182 321.053 363.937 9.051 8.726 7.866 7.929 Châu Mỹ 218.093 218.976 217.917 212.670 16.121 17.627 16.939 19.009 Châu Á 1.145.356 1.181.726 1.205.453 1.218.792 16.770 16.767 17.364 17.522 Châu Âu 123.791 122.620 118.497 116.545 24.298 23.427 24.115 24.279 Châu Đại Dƣơng 2.560 2.726 2.706 2.741 21.798 20.798 20.959 20.943
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.4. Sản lượng ớt trên thế giới trong giai đoạn 2009-2011
Đơn vị tính: Tấn Các châu 2009 2010 2011 2012 Thế giới 28.720.913 29.232.234 30.063.389 31.171.567 Châu Phi 2.933.156 2.628.297 2.525.649 2.885.934 Châu Mỹ 3.516.032 3.859.988 3.691.321 4.042.842 Châu Á 19.207.985 19.814.524 20.932.062 21.355.762 Châu Âu 3.007.936 2.872.728 2.857.640 2.829.622
Châu Đại Dƣơng 55.804 56.697 56.717 57.407
[Nguồn: FAO STAT Database, 2014]
Theo FAO, diện tích trồng ớt năm 1994 trên thế giới là 1,25 triệu ha thì tới năm 2001 diện tích này tăng lên 1,45 triệu ha, tăng lên 1,656 triệu ha vào năm 2004, với sản lƣợng ớt tƣơi là 24,027 triệu tấn (Zhejiang Univ Sci B, 2008)[46]. Tới năm 2009, diện tích ớt đã tăng lên trên 1,8 triệu ha. Lên đến 1,91 triệu ha vào năm 2012, trong đó Châu Á dẫn đầu cả về sản lƣợng và diện tích với 63,6% diện tích và 68,5% sản lƣợng của toàn thế thế giới. Tuy nhiên, về năng suất có thể nhận thấy Châu Á chỉ có năng suất đạt loại trung bình với trên 17,5 tấn/ha, Châu Phi có năng suất rất thấp 7,9 tấn/ha vào năm 2012. Châu Âu với việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong canh tác ớt cho năng suất rất cao gấp 1,5 năng suất trung bình của thế giới và gấp 3 lần so với Châu Phi năm 2012. Ngoài ra, Châu Đại Dƣơng cũng có năng suất trung bình ở mức khá cao trên 20 tấn/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.5. Sản lượng ớt ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn 2009 - 2012 Đơn vị tính: Tấn STT Nƣớc 2009 2010 2011 2012 1 Trung Quốc 14.520.301 15.001.503 15.541.611 16.023.500 2 Mexico 1.941.564 2.335.562 2.131.740 2.379.736 3 Indonesia 1.378.727 1.332.356 1.903.229 1.656.615 4 Thổ Nhĩ Kỳ 1.837.003 1.986.700 1.975.269 2.072.132 5 Tây Ban Nha 932.191 875.657 921.089 1.023.700
6 Mỹ 988.240 932.580 991.370 1.064.800 7 Nigeria 844.523 500.000 449.594 500.000 8 Ai Cập 792.836 655.841 670.434 650.054 10 Romania 245.661 243.493 253.505 207.072 11 Ghana 85.000 90.000 95.000 110.000 12 Italia 323.869 293.647 229.093 191.351 13 Tuy-ni-di 281.000 304.000 268.000 372.768 14 Hungary 168.944 122.445 128.003 92.608 15 Ma Rốc 202.914 224.648 143.128 180.591 16 Serbia 171.366 154.953 145.206 130.104 17 Nhật Bản 142.700 137.300 141.800 145.000
[Nguồn: FAO STAT Database, 2014]
Một số nƣớc có sản lƣợng ớt cao nhƣ: Trung Quốc, Mexico, Indonexia, Thổ Nhĩ Kỳ…. Trong đó Trung Quốc là nƣớc có sản lƣợng ớt cao nhất thế giới, sản lƣợng ớt hàng năm của nƣớc này chiếm khoảng 30% sản lƣợng ớt của thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hàn Quốc với món ăn truyền thống là “Kim chi”, ớt là thành phần không thể thiếu đƣợc. Ớt là loại rau chủ lực của nƣớc này chiếm 60% diện tích trồng rau và 40% tổng sản lƣợng. Hàng năm Hàn Quốc nhập khẩu từ 12,000-15,000 tấn ớt, lƣợng ớt nhập khẩu của nƣớc này không lớn, cao nhất là 53,000 tấn vào năm 2003 (Nguyễn Thị Giang, 2005)[6].
Khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Thái Lan là hai nƣớc xuất khẩu lớn nhất, Indonesia có diện tích trồng ớt lớn, sản lƣợng ổn định cao nhất vào năm 2011 đạt 1,9 triệu tấn. Singapo là nƣớc nhập khẩu ớt lớn nhất Đông Nam Á với mức nhập khẩu hàng năm trên dƣới 10.000 tấn, chiếm 96% (năm 2007) lƣợng nhập của cả Đông Nam Á (Trần Khắc Thi, 2008)[21].
Hiện nay, Ấn Độ là nƣớc xuất khẩu lớn nhất thế giới chiếm 25% tổng sản lƣợng toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc 24%, Tây Ban Nha 17%, Mexico 8%. Các nƣớc nhập khẩu lớn nhất thế giới là các Tiểu vƣơng quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), liên minh Châu Âu (EU), Sri Lanca, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trao đổi thƣơng mại về ớt chiếm gần 16% tổng sản phẩm gia vị, đứng vị trí thứ hai sau hồ tiêu (Bùi Thị Oanh, 2010)[17].
Nhìn chung, ớt đƣợc thƣơng mại hóa trên toàn thế giới, đối với các nƣớc đang phát triển thì mặc dù ớt chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất hàng hóa nhƣng là nguồn thu nhập đáng kể (Bosland P.W and Votava, 2000)[30].