Các nghiên cứu chọn tạo giống ớt tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 35 - 39)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.5.2.Các nghiên cứu chọn tạo giống ớt tại Việt Nam

Nghiên cứu về cây ớt ở Việt Nam rất hạn chế, chủ yếu là Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây lƣơng thực, thực phẩm và một số trƣờng đại học nhƣ Đại học Nông nghiệp I, Đại học Nông lâm Huế... chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chọn tạo giống, đặc biệt là công tác thu thập và đánh giá tập đoàn các giống nhập nội.

Việc nghiên cứu chọn tạo giống ớt cay đƣợc tiến hành từ lâu. Trong giai đoạn 1984-1986, Viện cây lƣơng thực và cây thực phẩm đã tiến hành khảo sát 211 mẫu giống ớt cay nhập nội, dùng giống địa phƣơng Văn Thai làm đối chứng. Các giống quả to thời gian sinh trƣởng từ 115-123 ngày, ra hoa tập trung hơn, tính chín sớm cao hơn giống quá nhỏ, năng suất quả tƣơi từ 8,1-13,2 tấn/ha, năng suất khô 1,1-2,7 tấn/ha. Màu sắc quả khi phơi sấy của các giống nhập nội đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và độ cay cần thiết (Nguyễn Cự Khoan và cs, 1988)[14].

Giống 01 do Viện khoa học Nông nghiệp miền Nam chọn tạo từ giống ớt xiêm quả nhỏ, chỉ thiên chiều dài quả từ 4,5-6cm, đƣờng kính 0,7-0,8 cm. Năng suất trung bình 7-10 tấn/ha, tỷ lệ chất khô cao 24%, bột khô giữ màu đỏ (Mai Thị Phƣơng Anh, 1999)[3].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tại Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, khảo sát tập đoàn ớt cay nhập từ AVRDC trong chƣơng trình cải tiến giống ớt cay quốc tế 6 (ICPN6) có nguồn gốc từ 14 nƣớc khác nhau trên thế giới. Kết quả cho thấy tất cả các giống đều có khả năng sinh trƣởng và cho thu hoạch quanh năm. Giống ớt chỉ thiên PBC 586 và PBC 585 cho năng suất cao nhất, sinh trƣởng khỏe và rất cay hơn hẳn các giống địa phƣơng. Tuy nhiên, hai giống này quả nhỏ. Giống Szechwan 1 có dạng quả đẹp, thịt dày, cay, ăn ngon, có hƣơng vị, có khả năng cho năng suất cao nếu đƣợc chăm sóc tốt. Giống PBC 601 quả đẹp, thịt dày, chín sớm, có nhiều triển vọng khắc phục đƣợc tính nhiễm bệnh thán thƣ (Mai Thị Phƣơng Anh, 1997)[2].

Trong khuôn khổ hợp tác với AVRDC từ năm 1997 Viện nghiên cứu rau quả tiến hành thu thập, đánh giá hàng trăm mẫu giống và chọn đƣợc 14 giống có triển vọng đƣa vào khảo sát trong hai năm 1997-1998. Kết quả thu đƣợc một số giống triển vọng nhƣ PVR9, qua khảo sát và qua các thí nghiện so sánh giống qua 2 năm đã sơ bộ rút ra kết luận: Giống ớt cay PVR9 có thời gian sinh trƣởng trong cả hai vụ tƣơng tự giống Chìa vôi. Trong vụ đông xuân giống PVR9 có thời gian sinh trƣởng kém hơn giống Chìa vôi nhƣng ở vụ xuân hè hai giống này tƣơng đƣơng nhau. Giống ớt cay PVR9 thể hiện khả năng kháng bệnh virus và thán thƣ tốt hơn giống Chìa vôi. Kích thƣớc quả hai giống này tƣơng đƣơng nhau, năng suất PVR9 ở vụ đông xuân đạt 8,53 tấn/ha, vụ xuân hè 20,1 tấn/ha, cao hơn hẳn giống Chìa vôi. Về độ cay giống ớt PVR9 có độ cay tƣơng đƣơng nhƣng hàm lƣợng vitamin C và đƣờng tổng số cao hơn giống Chìa vôi. Giống PVR9 đã đƣợc hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và PTNN cho phép khu vực hóa ở các tỉnh phía bắc (Trần Ngọc Hùng, 1998, 1999)[10] [11] [12].

Năm 2001, trong khuôn khổ đề tài: Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân giống và kỹ thuật thâm canh một số giống rau chủ yếu (thuộc chƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình: nghiên cứu chọn tạo giống nông lâm nghiệp và giống vật nuôi), Viện nghiên cứu Rau quả đã thành công trong việc lai tạo thành công giống ớt cay F1 (HB9, HB14), có ƣu điểm sinh trƣởng ổn định, năng suất cao trong cả hai vụ (trên 20 tấn/ha), các đặc điểm về hình thái và chất lƣợng phù hợp với công nghệ chế biến (Trần Khắc Thi và cs, 2004)[20].

Về chọn tạo giống chống bệnh, từ năm 1990, PGS TS Trần Tú Ngà; GS TS Trần Thế Tục và ctv (1995)[16] đã tiến hành đề tài chọn tạo giống ớt chống bệnh thối quả (bệnh thán thƣ), đồng thời có năng suất cao phục vụ cho vùng chuyên canh ớt. Với nguồn vật liệu nghiên cứu là tập đoàn giống ớt cay từ Viện VIR (trên 150 giống), từ Thái Lan, Lào và nguồn vật liệu lai, đột biến tạo ra. Kết quả chọn tạo đƣợc một số giống ớt cay chống chịu bệnh thối quả cho năng suất khá nhƣ CP4, CP41, CP42, S8, L21, nhƣợc điểm là quả nhỏ, thu hái muộn do đó khó khăn trong việc thu hoạch. Riêng giống V21 qua nghiên cứu khảo nghiệm so sánh cho thấy có những ƣu điểm nhƣ năng suất cao, quả có kích thƣớc lớn (>10g), thời gian sinh trƣởng ngắn phẩm chất quả tƣơng đƣơng Chìa vôi nhƣng chống chịu bệnh thối quả khá hơn Chìa vôi.

Theo Ngô Bích Hảo (Trần Tú Ngà và cs, 1993)[15] bệnh thán thƣ hại ớt là một bệnh nguy hiểm và khó phòng trừ. Do đó, hƣớng chọn tạo giống ớt chống chịu bệnh là một nhu cầu cấp bách hiện nay. Nghiên cứu này đƣợc triển khai từ năm 1990, 73 giống đƣợc thu thập từ các giống gieo trồng trong sản xuất và cả các giống ớt dại. Sau khi khảo sát các tác giả đã chọn đƣợc giống Chìa vôi là giống đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền trung, là giống cho năng suất cao, phẩm chất ngon; các giống chỉ thiên Huế nhỏ (dạng hoang dại) của Việt Nam và Ấn Độ có khả năng chống chịu tốt các loại bệnh, trong đó có bệnh thán thƣ. Tiến hành sử lý trên hạt giống Chìa vôi Huế các tác nhân đột biên hóa học Natriazit (NaN3) và tia vật lý gamma, kết quả thu đƣợc một số cá thể từ giống này không bị lây nhiễm bệnh trong điều kiện lây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiễm nhân tạo (trong khi giống gốc bị lây nhiễm nặng). Kết quả khảo sát bƣớc đầu cho thấy giống CP-4 nhiễm nhẹ, giống Chìa vôi nhiễm nặng ở mọi thời điểm kiểm tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 35 - 39)