Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 49 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm vụ

vụ Đông (2013 - 2014) và Xuân 2014 tại Lạng Sơn

Tất cả các các cây trồng đều phải trải qua các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển để hoàn thành chu kỳ sống. Các giống khác nhau sẽ trải qua từng giai đoạn trong khoảng gian khác nhau, phản ánh tính chín sớm của sinh vật, chín sớm kinh tế của chúng. Tuy nhiên, trong các giai đoạn, cây trồng luôn chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, dinh dƣỡng,... và sự phản ứng của từng cây với điều kiện sinh thái khác nhau. Do vậy, quan sát đánh giá thời điểm sinh trƣởng, phát triển trong điều kiện thuận lợi, nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Kết quả theo dõi quá trình sinh trƣởng của cây con trong giai đoạn vƣờn ƣơm đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm vụ Đông Xuân (2013 - 2014) tại Lạng Sơn

Đơn vị: Ngày

Thời gian từ gieo đến… Công Thức Giai đoạn vƣờn ƣơm Giai đoạn trên đồng

ruộng Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển (ngày) Gieo- mọc Mọc- hai lá thật Mọc- trồng Phân nhánh ra hoa Quả chín thu quả đợt I GL1.1 7 9 34 35,4 40,7 93,7 96 201 GL1.2 7 9 34 37,1 40,0 93,7 94 196 GL1.3 7 9 34 36,8 41,0 94,0 96 197 GL1.4 7 9 34 35,5 43,3 94,0 96 199 GL1.5 7 9 34 37,4 44,7 94,7 96 195 Demon(đ/c) 8 10 35 39,2 46,7 96,3 99 211 LSD 0.05 5,4 3,2 6,6 CV (%) 8,3 4,2 3,9

Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các giống ớt thí nghiệm vụ Xuân Hè (2013 - 2014) tại Lạng Sơn

Đơn vị: Ngày

Thời gian từ gieo đến… Công Thức Giai đoạn vƣờn ƣơm Giai đoạn trên đồng

ruộng Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển (ngày) Gieo- mọc Mọc- hai lá thật Mọc- trồng Phân nhánh ra hoa Quả chín thu quả đợt I GL1.1 11 16 55 35,0 39,7 81,0 84 192 GL1.2 12 17 55 38,1 42,7 79,3 84 188 GL1.3 12 17 55 37,1 41,3 77,3 84 197 GL1.4 12 17 55 40,2 43,3 82,7 84 193 GL1.5 12 17 55 38,2 48,0 83,7 84 184 Demon(đ/c) 12 17 55 41,4 48,7 86,0 87 201 LSD 0.05 4,2 3,6 4,6 CV (%) 6,2 4,6 3,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giai đoạn vƣờn ƣơm

Cây ớt cũng nhƣ các loại rau khác phải trải qua giai đoạn vƣờn ƣơm trƣớc khi cấy chuyển ra ruộng sản xuất. Giai đoạn vƣờn ƣơm dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loại rau và điều kiện thời tiết khí hậu.

Nhƣ chúng ta biết nhiệt độ, độ ẩm, oxy trong đấy là ba yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình nả mầm của hạt giống, trong đó yêu tố nhiệt độ là yếu ngoại cảnh quyết định nhiều nhất đến thời gian nảy mầm dài hay ngắn. Bên cạnh điều kiện ngoại cảnh ảnh hƣởng đến thời gian nảy mầm thì các yếu tố nội tại tức là chất lƣợng hạt giống là yếu tố quyết định đến tỷ lệ nảy mầm và tốc độ nảy mầm.

Để hạn chế các tác động của điều kiện ngoài cảnh và sâu bệnh hại tôi tiến hành gieo ƣơm hạt trên khay tiện cho việc chăm sóc và che chắn. Trong vụ Đông Xuân hạt giống đƣợc gieo vào ngày 2/10/2013 nhiệt độ không khí trung bình từ khi nảy mầm tới khi gieo hạt là 22,90C là ngƣỡng nhiệt độ thích hợp để cho quá trình nảy mầm của hạt. Do vậy thời gian từ khi gieo giống tới khi nảy mầm không đáng kể rơi vào khoảng thời gian từ 7 - 8 ngày. Tuy nhiên, với vụ xuân hè tiến hành gieo giống vào ngày 25/1/2014, vào khoảng thời gian từ khi gieo tới mọc nhiệt độ trung bình thấp rơi vào khoảng 10- 120C, đây là khoảng thời gian không thuận lợi cho quá trình nảy mầm của hạt giống. Tôi tiến hành ngâm ủ hạt giống tới khi nứt nanh sau đó mới tiến hành gieo vào khay và để khay vào trong nhà nhiệt độ ấm hơn cho tới khi các giống đều có 50% cây có lá thật. Do vậy đã hạn chế đƣợc phần nào tác động của thời tiết nhƣng cũng cần tới 11-12 ngày để 50% số cây của cá giống nảy mầm.

Thời gian từ mọc tới hai lá thật tƣơng đối dài và có sự khác biệt rõ rệt giữa hai vụ thí nghiệm. Trong vụ Đông xuân thời gian từ mọc đến hai lá thật kéo dài từ 9-10 ngày, vụ Xuân Hè là từ 16-17 ngày. Nhiệt độ là yếu tố ảnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hƣởng rất lớn đến sự hình thành hai lá thật, nhiệt độ không khí từ mọc đến hai lá thật trong vụ xuân hè là từ 23,6-24,90C còn vụ đông xuân nhiệt độ không khí ngoài trời là 12,6-130C; nhiệt độ không khí trong nhà theo dõi bằng nhiệt kế điện tử rơi vào khoảng 15-160C do vậy các giống có thời gian từ mọc đến hình thành hai lá thật trong vụ Đông Xuân sớm hơn hẳn so với vụ Xuân Hè. Trong cùng một vụ thì thời gian hình thành hai lá thật của các giống tƣơng đối đồng đều không hơn kém nhau nhiều.

Một trong những yêu cầu quan trọng đảm bảo chất lƣợng cây giống là số lá thật trên cây, hầu hết các loại ra khi có số lá thật đạt từ 5-6 là thời điểm thích hợp để cấy chuyển ra đồng ruộng sản xuất. Do vậy, thời gian từ mọc đến trồng liên quan đến số ngày từ mọc đến hình thành lá thật thứ 5-6. Ở vụ đông xuân nhiệt độ không khí ở gian đoạn này giao động trong khoảng 21-250

C là nhiệt độ thích hợp để cây ớt sinh trƣởng và phát triển, sau 34-35 ngày các cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn. Vụ Xuân Hè, giai đoạn vƣờn ƣơm kéo dài từ 25/1-20/3/2014 là thời gian rét đậm kéo dài nhiệt động trung bình trong khoảng 10-160C do vậy cây sinh trƣởng khó khăn, thời gian hình thành các lá thật chậm hơn so với vụ Đông xuân, sau 55 ngày các giống mới đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn.

Giai đoạn ruộng thí nghiệm

Thời gian từ trồng đến phân nhánh: Thời gian phân nhánh của các giống ở các thời vụ khác nhau của các giống không có sự khác biệt rõ rệt, trong vụ Đông Xuân thời gian này nằm trong khoảng từ 35,4-39,2 ngày. Vụ Xuân Hè thời gian này giao động từ 35,0-38,4 ngày, trong đó giống GL1.1 và GL1.2 là những giống có thời gian phân nhánh nhỏ nhất, nhỏ hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, các giống còn lại đều tƣơng đƣơng so với đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thời gian từ trồng đến ra hoa: Đây là một trong những thời kỳ sinh trƣởng quan trọng của cây, là mốc để đánh dấu sự chuyển đổi của cây từ giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng sang giai đoạn sinh trƣởng sinh thực. Căn cứ vào độ dài thời gian của thời kỳ này ngƣời ta có thể xác định tính chín sớm hay chín muộn sinh học của một giống. thời gian từ trồng đến ra hoa của hai vụ có sự chênh lệch không lớn.

Ở vụ đông, thời gian từ trồng đến ra hoa của các giống dao động trong khoảng 40,0-46,7 ngày. Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận thấy có 4 giống ra hoa sớm hơn rõ rệt so với đối chứng bao gồm: giống GL1.1 (40,7 ngày), GL1.2 (40,0 ngày), GL1.3 (41,0 ngày), GL1.4 (43,3 ngày). Trong bốn giống này thì giống GL1.3 là giống sớm nhất, Tuy nhiên, thời gian phân nhánh của giống này không có sự chênh lệch lớn so với giống GL1.1 và GL1.3.

Ở vụ xuân Hè, thời gian từ trồng đến ra hoa của các giống cũng khá tƣơng đồng so với vụ Đông Xuân. Thời gian từ trồng đến ra hoa của các cây dao động từ 39,7-48,7 ngày. Cũng giống vụ đông, vụ Xuân Hè cũng có 4 giống ra hoa sớm hơn rõ rệt so với giống đối chứng là GL1.1 (39,7 ngày), GL1.2 (42,7 ngày), GL1.3 (41,3 ngày), GL1.4 (43,3 ngày). Trong đó giống GL1.1 là giống có thời gian ra hoa thấp nhất nhƣng có thời gian chênh lệch không lớn so với hai giống GL1.2 và GL1.3.

Thời gian từ trồng đến chín: Sau khi hoa, quả đƣợc hình thành tích lũy dinh dƣỡng và chín. Để thực hiện quá trình đó các giống phải trải qua khoảng thời khác nhau tùy thuộc vào giống, yếu tố ngoại cảnh… Theo dõi thời gian từ trồng đến chín của các giống trong vụ Đông Xuân cho thấy các giống đều co thời gian tƣơng đƣơng nhau dao động trong khoảng 93,7-96,3 ngày. Vụ Xuân Hè, thời gian này dao động từ 77,3-86,0 ngày, trong đó giống đối chứng Demon là giống có thời gian quả chín lâu nhất 86,0 ngày; tƣơng đƣơng với đó là hai giống GL1.4 (82,7 ngày) và GL1.5 (83,7 ngày), các giống còn lại là GL1.1 (81,0 ngày), GL1.2 (79,3 ngày), GL1.3 (77,3 ngày) có thời gian chín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung bình tƣơng đƣơng nhau và đều sớm hơn giống đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. 0 20 40 60 80 100 120 GL11 GL12 GL13 GL14 GL15 Demon vụ thờ i gi a n (ng à y ) Đông Xuân Xuân Hè

Hình 3.1. Thời gian quả chín của các giống ở hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè

Nhìn vào hình trên ta có thể nhận thấy: thời gian chín của các giống ở vụ Đông Xuân lâu hơn khá nhiều so với vụ Xuân Hè, bởi vụ Đông Xuân khoảng thời gian quả chín rơi vào khoảng nhiệt độ thấp 11-120C làm chậm quá trình chín của quả.

Tổng thời gian sinh trƣởng của cây trồng thông thƣờng đƣợc tính từ khi cây bắt đầu nảy mầm tới khi kết thúc quá trinh sinh trƣởng của cây (cây ngừng sinh trƣởng và chết). Tuy nhiên, ớt là cây lƣu niên đƣợc trồng trọt nhƣ cây hàng năm. Do vậy, trong các thí nghiệm nghiên cứu về cây ớt thời gian sinh trƣởng của cây đƣợc tính từ khi cây bắt đầu quá trình sinh trƣởng đến khi cây kết thúc quá trình thu hái tập trung. Thời gian sinh trƣởng của các giống trong vụ Đông Xuân nằm trong khoảng từ 195-211 ngày, từ 182-201 ngày trong vụ Xuân Hè. Trong đó giống GL1.5 là giống có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất (195 ngày vụ Đông xuân và 184 ngày vụ Xuân Hè). Giống đối chứng Demon có thời gian sinh trƣởng dài nhất (211 ngày vụ Đông xuân và 201 ngày Vụ Xuân Hè).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giai đoạn đầu (từ trồng đến ra hoa) ở cả hai vụ cây sinh tƣởng trong điều kiện thuận lợi do vậy khoảng thời gian cho giai đoạn này ở cả hai vụ là tƣơng đƣơng nhau.

Bắt đầu từ giai đoạn ra hoa trở đi nhiệt độ không khí trong vụ Đông Xuân giảm rõ rệt, có những ngày rét đậm rét hại dẫn tới các giai đoạn sinh trƣởng bị kéo dài. Trong vụ Xuân Hè, nhiệt độ ôn hòa, nằm trong khoảng tƣơng đối phù hợp cho sự phát triển của cây, Tuy nhiên, lƣợng mƣa lớn xen kẽ là thời kỳ nắng nóng, khô hạn cũng ảnh hƣởng tới thời gian sinh trƣởng của cây.

Vào giữa và cuối thời kỳ thu hoạch, vụ Đông Xuân ngay sau đợt rét kéo dài là khoảng thời tiết mƣa nhiều với lƣợng không lớn nhƣng kéo dài, ẩm độ cao dẫn tới làm tới rút ngắn thời gian sinh trƣởng của cây. Vụ Xuân Hè, ảnh hƣởng của các đợt mƣa xen kẽ nắng nóng, đặc biệt là ảnh hƣởng nặng nề của cơn bão số hai vào thời điểm cuối tháng 7 làm cây nhanh chóng bƣớc vào thời kỳ ngừng sinh trƣởng và chết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ớt cay tại thành phố lạng sơn (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)