3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.5.1. Những nghiên cứu về công tác chọn tạo giống ớt trên thế giới
Trên thế giới vai trò của cây ớt ngày nay đã đƣợc khẳng định. Do vậy, công tác nghiên cứu ớt đã đƣợc tiến hành từ lâu, đặc biệt trong linh vực chọn tại giống. Những kết quả đầu tiên đã đƣợc ghi nhận là công tác thu thập và bảo tồn nguồn gen các mẫu giống ớt của tổ chức nguồn tài nguyên gen thực vật thế giới (IBPGR). Ƣớc tính có khoảng 23.000 mẫu giống ớt đƣợc lƣu giữ tại đây.
Trong năm 1986, dựa vào mức tiêu thụ cao và giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ lợi tức cây ớt mang lại cho nông dân và ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc đang phát triển. Trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á (AVRDC) đã công nhận cây ớt là cây trồng mới. Mục đích của chƣơng trình là cải thiện các yếu tố di truyền và các yếu tố quản lý sản xuất ớt ở vùng nhiệt đới ẩm, nâng cao sản phẩm, phẩm chất ớt hiện nay ở những vùng sản xuất và đƣa cây ớt vào trồng ở những vùng mới (Bùi Bách Tuyến, 1998)[23].
Cũng trong năm này, AVRDC cũng bắt đầu thu thập và bảo tồn nguồn gen ớt. Ngoài ra, cục tài nguyên gen thực vật quốc gia Ấn Độ cũng hình thành ngân hàng gen ớt đứng sau AVRDC.
Bệnh và côn trùng là những yếu tố hạn chế chủ yếu tới việc sản xuất ớt trên phạm vi toàn cầu. AVRDC tập trung vào nghiên cứu các bệnh của ớt bằng cách phối hợp giữa tính kháng bệnh của ớt và các yếu tố quản lý, 6000 giống ớt trên thế giới đƣợc sƣu tập và sàng lọc một cách có hệ thống để tuyển chọn những giống kháng đối với côn trùng và bệnh và thành lập ngân hàng gen ớt (Bùi Bách Tuyến, 1998)[23]. Bên cạnh việc đánh giá tính chống chịu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của cây trồng với điều kiện bất thuận, sâu, bệnh… hại trên đồng ruộng, AVRDC đã sử dụng phƣơng pháp điện di và RAPD để đánh giá nguồn gen.
Một số thành tựu về chọn tạo giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh đƣợc thể hiện dƣới đây:
Giống ớt CO.1 đƣợc chọn từ dạng “samba”, cây gọn, khả năng phân cành và chiều cao trung bình, quả dài 7,3cm, chín đỏ, năng suất khô là 2,1 tấn/ha, thời gian sinh trƣởng 210 ngày (Trần Ngọc Hùng, 1999)[11].
Giống ớt “Red pepper 8” có năng suất khô 2-2,5 tấn/ha, số quả trên cây là 44,7 quả, có khả năng thích ứng với môi trƣờng và khả năng chống chịu bệnh phytophoth blight (Huyo, S.G., 1992)[33].
Ngoài ra còn nhiều giống cho năng suất cao hay tiềm năng cho năng suất cao khác nhƣ: K2, X 197, G4… (Muthukrishman C.R và cs, 1986)[36].
Về bệnh thán thƣ là đối tƣợng hại chính cho các vùng trồng ớt. Nhiều giống mang nguồn gen kháng bênh thán thƣ đã đƣợc chọn tạo và đƣa vào sản xuất.
Giống Pant C1 là kết quả từ tổ hợp lai giữa NP46A và giống địa phƣơng, ra quả sau trồng hai tháng, 100 ngày thu hoạch lứa đầu, giống này đƣợc xác định là chống bệnh thán thƣ (Muthukrishman C.R. và cs, 1986)[36].
Tại AVRDC, nghiên cứu chống bệnh tháng thƣ của 18 giống ớt, kết luận là giống PDC 495 có khả năng kháng bệnh thán thƣ (Trần Ngọc Hùng,1999)[11].
Ở Philippin bệnh thán thƣ xuất hiện 13/19 tỉnh trồng ớt. Trong 71 dòng thì nghiệm có dòng A-148 và CO 1172 kháng bệnh thán thƣ (Opina, N.L,1994)[38].
Kết quả nghiên cứu giống chống bệnh thán thƣ ở Thái Lan cho thấy hai giống CAS00 và CA 446 kháng bệnh cao (Somsirisangchote, 1998)[42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngoài bệnh thán thƣ thì bệnh do virus cũng gây thiệt hại lớn cho các vùng trồng ớt. Để hạn chế tác hại do virus gây ra, ngoài dùng thuốc hóa học diệt môi giới truyền bệnh thì công tác chọn tạo giống cũng đƣợc quan tâm đặc biệt. Trên thế giới có nhiều giống chống chịu với virus đang đƣợc trồng trọt.
Bằng phƣơng pháp lai tạo đã tạo ra giống Tabasco G mang gen chống chịu virus của C.chinese PI 15225, C.futescens var Tabasco, C.chinese PI 159236 và qua 21 thế hệ chọn lọc (Bosland P.W and Votava, 2000)[30]. Chỉ qua một thế hệ chọn giống MC4 và Szechwan đã có khả năng kháng bệnh virus CMV và Veinal mottle virus hơn hẳn thế hệ đầu (AVRDC, 1990)[28].