Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 32 - 36)

2. Tổng dư nợ thông thường 1.415.000 1.184.000 1.168

2.3.1. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Hoạt động tín dụng là hoạt động có vai trò lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào, đây vừa là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng vừa là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì thế, mục tiêu đặt ra cho các ngân hàng là làm sao cho đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Chính vì vậy, bất kỳ một ngân hàng nào cũng luôn coi trọng việc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, RRTD không thể không tồn tại trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vậy các ngân hàng chỉ có thể đưa

ra những biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất RRTD có thể xảy ra chứ không thể loại bỏ nó hoàn toàn. Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đông HN, chúng ta xem xét các chỉ tiêu sau:

a/ Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của toàn Chi nhánh.

- Tổng nợ xấu toàn Chi nhánh đến 31/12/2011 là 466,7 tỷ đồng, trong đó: Ngắn hạn: 207,3 tỷ đồng; trung hạn: 74,2 tỷ đồng; dài hạn: 151,5 tỷ đồng; cho vay UTĐT: 33,7 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2011 là 31,637%, tỷ lệ nợ xấu tăng cao so với cùng kỳ năm 2010.

- Tổng nợ xấu toàn Chi nhánh đến cuối năm 2013 là 427 tỷ đồng, giảm 160 tỷ đồng so với 31/12/2012. Trong đó:

+ Ngắn hạn: 195 tỷ đồng, giảm 135 tỷ so với năm 2012 + Trung hạn: 74 tỷ đồng, giảm 17 tỷ so với 31/12/2012 + Dài hạn: 124 tỷ đồng, không biến động so với 31/12/2012 + Cho vay UTĐT: 34 tỷ đồng

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2013 là 21,9%, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước.

- Nợ xấu đến 31/12/2012 toàn Chi nhánh là 34,1%

Biểu đồ 2.2. Tổng nợ xấu trên toàn Chi nhánh

Đ/v: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng Agribank Chi nhánh Đông HN giai đoạn 2011-2013)

Biểu đồ trên cho thấy năm 2012, tổng nợ xấu ngắn hạn tại toàn Chi nhánh tăng vọt và cao hơn tổng nợ xấu trung, dài hạn.

do nợ quá hạn phát sinh nhanh chóng trong năm nhưng một phần là do nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý thu hồi, đã được cơ cấu lại và chuyển sang năm sau. Có rất nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ đúng hạn. Họ có nhiều phương án để có thể có vốn trả nợ ngân hàng nhưng để có được khoản vốn đó thì chi phí còn lớn hơn chi phí lãi phạt do đó họ đã chấp nhận chịu mức lãi suất phạt thay vì thực hiện phương án khác.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại Chi nhánh

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tín dụng Agribank Chi nhánh Đông HN giai đoạn 2011-2013)

Năm 2011, 2012 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ toàn Chi nhánh vẫn ở mức cao và không có dấu hiệu giảm. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã thành lập ban chỉ đạo thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR do Giám đốc Chi nhánh làm trưởng ban, ngoài ra tại các đơn vị phát sinh nợ xấu cũng thành lập tổ thu nợ. Năm 2013, Chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu tăng thêm như cơ cấu nợ, bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và xử lý rủi ro. Do vậy, đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 21,9%/tổng dư nợ.

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ toàn Chi nhánh

Đ/v: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ

- Dư nợ cho vay trực tiếp - Dư nợ cho vay uỷ thác

1.4751.415 1.415 60 1.241 1.184 57 1.218 1.168 50

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w