Định hướng cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 46 - 47)

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNo VN trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh ở các mặt:

3.1.Định hướng cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tớ

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VN CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘ

3.1.Định hướng cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tớ

Mục tiêu

Căn cứ vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong những năm gần đây và định hướng của NHNo Việt Nam, Chi nhánh đã đề ra mục tiêu cho những năm tiếp theo như sau:

- Tổng dư nợ tăng khoảng 14% so với thực hiện năm 2013.

- Trích lập dự phòng rủi ro năm 2014: 50 tỷ đồng, xử lý rủi ro: 50 tỷ đồng - Thu hồi nợ đã XLRR thông thường: 75 tỷ đồng và thu hồi nợ đã XLRR đối với các khoản bán nợ cho VAMC: 55 tỷ đồng.

Giải pháp

- Tăng trưởng tín dụng, trọng tâm tìm kiếm, khai thác khách hàng mới. Phân khúc thị trường hướng nhiều tới doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, đối tượng vay ngắn hạn là các DN có phương án SXKD hiệu quả và hộ gia đình, cá nhân vay tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiếp tục xem xét, cơ cấu lại nợ, cho vay mới cho một số khách hàng truyền thống và các đối tượng gặp khó khăn trong thời điểm hiện nay, nhưng có uy tín, có phương án, dự án sản xuất.

- Hạn chế gia tăng nợ xấu. Cán bộ tín dụng phải bám sát khách hàng nhằm thu hồi nợ gốc và lãi đến hạn, quyết tâm không để phát sinh nợ xấu, cần bám sát đôn đốc khách hàng, kịp thời phát hiện cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ xấu. Theo dõi thu đủ, thu dóc, đúng kì nợ lãi.

- Với nhóm nợ xấu, phải có các biện pháp quyết liệt. Trong đó bám sát các cơ quan pháp luật, hữu quan để hoàn thiện hồ sơ thủ tục khởi kiện, phát mại tài sản. Đối với khách hàng cần kiên quyết, làm việc cần bài bản hơn, trong đó mọi sự cam kết phải được ghi bằng văn bản.

- Tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

- Tiếp tục rà soát phân công lại công việc một cách hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng.

tích tài chính doanh nghiệp…trang bị kiến thức cho cán bộ làm công tác tín dụng. - Có cơ chế khen thưởng đối với cán bộ thu hồi được nợ xấu, nỡ đã XLRR. - Tiếp tục chăm sóc tốt khách hàng xuất nhập khẩu hiện hữu để tăng thu dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và tăng trưởng dư nợ ngoại tệ trong tương lai khi có điều kiện phù hợp. Chú ý mở rộng tìm kiếm, phát triển khách hàng xuất nhập khẩu mới.

- Mở rộng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân, hộ gia đình,

- Duy trì và xem xét, mở rộng đối tượng là khách hàng được đánh giá có hoạt động kinh doanh ổn định, có quan hệ tín dụng tốt, trả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn và có nhu cầu vốn để đầu tư. Bên cạnh việc bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, duy trì quan hệ trên cơ sở hợp tác, phát triển cùng có lợi.

- Tăng trưởng với nhóm khách hàng có phương án, dự án thực hiện dở dang nhưng có khả năng khả thi.

- Xem xét cho vay bổ sung đối với một số khách hàng đang gặp khó khăn, cần nguồn vốn, có khả năng khôi phục lại hoạt động và phát triển.

- Tổ chức rà soát đội ngũ lao động, sắp xếp lại tổ chức cán bộ, đảm bảo các bộ phận có nguồn nhân lực đủ trình độ, lực lượng cán bộ chủ chốt, lực lượng lao động.

- Chuyên môn hoá trong chỉ đạo điều hành cụ thể:

+ Tăng cường sự kiểm tra kiểm soát của Ban giám đốc đối với các phòng, đơn vị trực thuộc và người lao động.

+ Có phương án linh hoạt trong điều chỉnh các chỉ tiêu khoán đến nhóm, người lao động đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó tạo động lực khuyến khích người lao động tích cực hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 46 - 47)