Nâng cao chiến lược hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 55 - 57)

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNo VN trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh ở các mặt:

3.2.6.Nâng cao chiến lược hoạt động của ngân hàng.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VN CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘ

3.2.6.Nâng cao chiến lược hoạt động của ngân hàng.

a/ Mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán rủi ro

Hiện nay, phạm vi hoạt động tín dụng của NH còn hẹp, phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước, vốn cho vay lớn nhưng chưa năng động. Các NHTM cần phải mở rộng quan hệ tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh.

Biện pháp phân tán rủi ro là tránh tập trung quá lớn vào một lĩnh vực đầu tư, vào một mặt hàng không có sức mạnh cạnh tranh…để đến khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì ngân hàng cũng không phải chịu ảnh hưởng lớn. Vì thế các NHTM phải phân tán rủi ro bằng cách cho vay vào nhiều đối tượng, nhiều khách hàng khác nhau với nhiều lĩnh vực khác nhau

b/ Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ tín dụng, danh mục đầu tư

Đây là biện pháp nhằm phân tán rủi ro đã được các Ngân hàng trên thế giới áp dụng một cách có hiệu quả. Các NHTM Việt Nam có đến 90% tài sản nợ là đầu tư trực tiếp nên có khả năng rủi ro rất cao. Vì thế muốn hạn chế RRTD thì đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ tín dụng cần được coi trọng. Có đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng thì Ngân hàng mới có thêm lợi nhuân mà các dịch vụ đem lại.

Muốn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thì các Ngân hàng thương mại phải tăng cường các trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy Fax cũng như cơ sở vật chất, thiết bị kho tàng. Đồng thời phải đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính thu thập thông tin thị trường…cho cán bộ Ngân hàng.

Các Ngân hàng nên thiết lập mối quan hệ với trung tâm mô giới, tư vấn pháp luật…để chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Phải từng bước chuyển dịch cơ cấu vốn từ vốn bán lẻ sang vốn bán buôn, mở rộng và phát triển dịch vụ đã có như bao thanh toán Quốc tế, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tê, thanh toán L/C… Khi hình thành và phát triển những dịch vụ mới, Ngân hàng không những thích nghi với nhu cầu của quá trình tái sản xuất mà bằng con đường đa dạng hóa việc cung ứng tín dụng sẽ thu hút được nhiều khách hàng, qua đó tăng thêm thu nhập cho mình mà có nguồn nhất định để bù đắp rủi ro tín dụng ma Ngân hàng gặp phải. Tuy nhiên, muốn đa dạng hóa dịch vụ Ngân hàng đòi hỏi các Ngân hàng phải có khoản chi phí lớn.

c/ Duy trì, củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thực hiện chiến lược khách hàng lâu dài

Ngân hàng đã có một số khách hàng có quan hệ lâu dài. Để củng cố quan hệ tín dụng Ngân hàng cần tăng cường mở rộng đầu tư tín dụng cho họ, tạo điêù kiện thuận lợi cho khách hàng đầu tư kinh doanh không chỉ trong lĩnh vực đầu tư tín dụng mà cả trong các lĩnh vực dịch vụ khác như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế... Một mặt Ngân hàng giúp đỡ tạo điều kiện cho khách hàng của mình theo khả năng của Ngân hàng, mặt khác đề xuất với trung ương sửa đổi một số vấn đề trong cơ chế, chính sách theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng để khách hàng yên tâm vay vốn của Ngân hàng sản xuất kinh doanh.

Các quan hệ khách hàng giúp cho Ngân hàng có thể huy động vốn từ họ và giảm được các chi phí tìm hiểu, đánh giá khách hàng. Đây là cách tốt nhất để thu thập thông tin đầy đủ tin cậy và là cơ sở cho Ngân hàng tiết kiệm chi phí cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin, giám sát khách hàng, tránh các rủi ro về đạo đức, kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức lãi suất thấp hơn do giảm được chi phí. Nhờ đó, Ngân hàng sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng.

d/ Mở rộng dịch vụ tư vấn cho khách hàng

Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, mạng lưới tin học đã đi sâu vào từng lĩnh vực, từng nghành nghề thì việc

đáp ứng yêu cầu của con người trở nên cần thiết hơn. Ngân hàng là một trung gian tài chính có quan hệ giao dịch với mọi thành phần kinh tế trong xã hội, nắm bắt được những thông tin cập nhật, cũng như những trung tâm tư vấn khác tư vấn của ngân hàng là một lĩnh vực nhằm đánh giá, phân tích và dự báo các thông tin về tình hình kinh tế xã hội, luật pháp, thị trường giá cảvà các thông tin về hoạt động Ngân hàng... có liên quan đến vấn đề đầu tư tín dụng giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất.

Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp ít hiểu biết về các thể lệ, quy chế cho vay của NH. Vì vậy mà hoạt động đầu tư của NH còn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để phổ biến rộng khắp, giải đáp những thông tin kinh tế xã hội và hướng dẫn KH hiểu biết về quy chế tín dụng, NH nên mở trung tâm dịch vụ tư vấn cho khách hàng, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, từng bước phát triển nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Đồng thời nâng cao lợi nhuận, giảm rủi ro cho NH.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội (Trang 55 - 57)