- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNo VN trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh ở các mặt:
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT VN CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘ
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
a/ Cần hoàn thiện một cách chặt chẽ các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Hiện nay việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng được thực hiện theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/4/2007.
Theo quyết định này, các khoản nợ thuộc nhóm 2 trích lập 10% dự phòng, nhóm 3 trích lập 20% dự phòng, nhóm 4 trích lập 50% dự phòng, nhóm 5 trích lập 100%. Việc qui định tỷ lệ trích lập dự phòng như trên là quá cứng nhắc, kém linh hoạt, ví dụ như không có cơ sở gì để đảm bảo những khoản tín dụng cùng một nhóm có mức độ tổn thất như nhau.
Do các văn bản quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chưa rõ ràng, chặt chẽ và thiếu linh hoạt. Điều này đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc xử lý nợ quá hạn để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của bản thân các ngân hàng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết.
b/ Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).
Việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam trong những năm qua là một bước đi khách quan tất yếu, phù hợp với tiến trình phát triển và đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, TTTD của Việt Nam mới ở giai đoạn đầu còn có những khó khăn nhất định như chất lượng thông tin chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời và chính xác. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp tích cực hơn nữa của NHNN và các NHTM để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hoạt động TTTD. NHNN cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng TTTD theo hướng:
+ Cần trang bị cho trung tâm CIC những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu về công việc như: xử lý và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
+ Cần phải đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại CIC không những về mặt nghiệp vụ mà còn phải chú trọng đào tạo về tin học và ngoại ngữ.
tâm CIC từ đó các NHTM có sự hợp tác với trung tâm để chia sẻ thông tin.
c/ Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM.
Công tác thanh tra là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN, mục tiêu của công tác thanh tra là nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của NHTM. Nhưng trên thực tế, NHNN chỉ mới thực hiện việc kiểm tra, theo dõi ở giai đoạn sau khi đã phát sinh rủi ro, chưa thực hiện công tác giám sát từ xa để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Cần phải xây dựng một số điều luật nhằm tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng của NHTM.