THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮ CÁ GIAI ĐOẠN 2011-2020 3.1 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam
3.3.2. Đối với người laođộng
1. Chủ động tìm hiểu công việc và thị trường XKLĐ phù hợp với năng lực của bản thân. Liên hệ trực tiếp với DN XKLĐ hoặc chính quyền địa phương để nắm bắt các thông tin liên quan đến thị trường, công việc, điều kiện sống và làm việc, thu nhập…, nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng ký với DN XKLĐ, chủ sử dụng LĐ để quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài của mình. tuyệt đối không nghe theo lời dụ dỗ của các môi giới bất hợp pháp, các cò XKLĐ.
2. Chủ động nâng cao tay nghề của mình bằng việc tham gia học nghề một cách bài bản phụ hợp với nhu cầu LĐ của nước tiếp nhận, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và mục đích XKLĐ, chuyên cần trong học ngoại ngữ nhất là ngôn ngữ nước sở tại, rèn luyện sức khỏe, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán, cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc xa tổ quốc.
3. Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật liên quan đến các khoản phí đóng trước khi đi, nghiên cứu kỹ các khoản phí mà DN XKLĐ đưa ra nhằm phát hiện các khoản chi phí bất hợp lý, cương quyết không nộp các khoản phí này đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng biết để có hướng xử lý DN.
4. Chuẩn bị trước các điều kiện về tài chính để đáp ứng các khoản chi phí trước khi đi. Trong trường hợp cần thiết có thể làm thủ tục vay ở ngân hàng hoặc Qũy hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương.
5. Thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hợp đồng đã ký, khi có phát sinh mâu thuẫn tìm kiếm cách giải quyết hiệu quả, nếu không được thì yêu cầu hỗ trợ từ DN XKLĐ hoặc Đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, nghiêm cấm các hành động vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại, nghiêm cấm việc tự ý phá vỡ hợp đồng ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp, làm mất trật tự, an ninh xã hội và ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng LĐ Việt Nam.
6. Có kế hoạch học tập, tiêu dùng, tiết kiệm hợp lý để có tay nghề, kinh nghiệm và một số vốn nhất định khi kết thúc thời gian làm việc ở nước ngoài và sử dụng hiệu quả khi trở về quê nhà.
KẾT LUẬN
XKLĐ là một bộ phận của chương trình mục tiêu giải quyết việc làm - một trong những chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của quốc gia. Đây là hoạt động mang tính chất kinh tế - xã hội sâu sắc thông qua việc phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó, là một bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động XKLĐ góp phần củng cố và thắt chặt mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước tiếp nhận lao động. Đây cũng là một hoạt động mang tính chất đặc thù và nhạy cảm.
Vận dụng lý luận của C. Mác về hàng hóa sức lao động, bài viết đã phân tích được bản chất, đặc điểm, các yếu tố tác động tới hoạt động XKLĐ; phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á, cụ thể là sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn từ 2003 đến nay. Kết quả của hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động, tạo nguồn thu cho quốc gia,... Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động XKLĐ thời gian qua do cả chủ quan và khách quan, cả Việt Nam và các nước NKLĐ. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là còn thiếu một chiến lược tổng thể về XKLĐ, bao gồm từ khâu tạo nguồn LĐXK đến quản lý lao động ở nước ngoài và giải quyết những vấn đề sau khi LĐXK về nước.
Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á được dựa trên những phân tích về nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong hơn mười năm qua. Quan trọng và có tính quyết định là phải xây dựng một kế hoạch XKLĐ phù hợp với chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, gắn liền với giải pháp về đào tạo nguồn LĐXK theo hướng: đa dạng về ngành nghề, tăng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông thạo ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và am hiểu về luật pháp của nước sở tại. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số giải pháp hỗ trợ khác liên quan đến toàn bộ quy trình hoạt động XKLĐ sang khu vực Đông Bắc Á như về công tác thị trường, quản lý lao động, thông tin, tuyên truyền, xây dựng chính sách pháp luật... Hơn nữa, trong quá trình thực hiện cần phải có sự phối hợp tích cực của tất cả các bên tham gia, trong đó sự nhận thức đúng đắn và tham gia một cách tích cực của người lao động vào hoạt động XKLĐ có vai trò quan trọng, quyết định đối
với hiệu quả cũng như đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững của hoạt động này.
Khu vực Đông Bắc Á với các thị trường XKLĐ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vẫn là thị trường quan trọng, chủ yếu của Việt Nam trong định hướng phát triển hoạt động XKLĐ trong những năm tới. Ngoài những yếu tố tích cực từ phía các nước tiếp nhận LĐXK của Việt Nam ở khu vực Đông Bắc Á, để đảm bảo được mục tiêu đặt ra các cơ quan chức năng và doanh nghiệp XKLĐ cần phải phối hợp thực hiện các giải pháp căn bản nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn đang tồn tại, đồng thời tranh thủ và tận dụng những thay đổi có tính chất cơ hội để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này. Các giải pháp đưa ra trong bài viết có tính chất tham khảo cho các chủ thể tham gia hoạt động XKLĐ nói chung và hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nói riêng với mong muốn được các chủ thể này vận dụng vào thực tế nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường XKLĐ khu vực Đông Bắc Á trong thời gian tới.