THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮ CÁ GIAI ĐOẠN 2011-2020 3.1 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam
3.2.2. Giải pháp về nguồn laođộng xuất khẩu
Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu là “Đầu vào” của XKLĐ, đóng vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững và thành công của XKLĐ Việt Nam, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia XKLĐ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động quốc tế cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:
- Nhà nước chủ động nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Nhà nước cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực tham gia XKLĐ. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu LĐ của từng thị trường theo ngành nghề, giới tính, tay nghề… và khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của Việt Nam, xây dựng đề án XKLĐ cho từng thị trường cụ thể từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ đầu tư cho các DN XKLĐ, hỗ trợ kinh phí tối đa cho người LĐ học nghề và ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng nguồn LĐ xuất khẩu.
- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nhận thức về quan hệ chủ thợ, ý nghĩa và mục đích đi làm việc ở nước ngoài của người LĐ, muốn vậy cần sự phối hợp giữa DN XKLĐ, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình… nhằm tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giúp người LĐ nâng cao hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến XKLĐ, nhận thức rõ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bản thân, DN XKLĐ và cộng đồng, hình thành ý thức chấp hành pháp luật, biết tự bảo vệ mình và hình ảnh của LĐ Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời làm cho người LĐ thấy rõ được lợi ích, ý nghĩa và mục đích tham gia XKLĐ để có kế hoạch chủ động nâng cao tay nghề, học ngoại ngữ, rèn luyện sức khỏe, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán, cách sống tự lập, tự quản tài chính và thu nhập, tự bảo vệ bản thân khi sống và làm việc xa tổ quốc.
- Thường xuyên theo dõi sự rèn luyện và tu dưỡng của người lao động trong quá trình đào tạo, cương quyết không cho xuất cảnh những lao động có ý thức tổ chức kỷ luật kém, lười học tập và rèn luyện, hay phá bĩnh để tránh ảnh hưởng đến số đông LĐ và uy tín của DN và cộng đồng LĐ Việt Nam ở nước ngoài.
- Tổ chức tuyển chọn bài bản nhằm có được LĐ phụ hợp với yêu cầu lao động của thị trường nước ngoài có tính đến đặc tính lao động theo từng vùng, địa phương để bố trí công việc, ngành nghề, thị trường phụ hợp. Quy hoạch, củng cố và thống nhất quản lý nhà nước lại hệ thống các trường dạy nghề, chọn lựa và tập trung đầu tư toàn diện cho một số trường trọng điểm mang tính khu, phát triển các cơ sở đào tạo nghề của các tập đoàn lớn, DN XKLĐ, tăng cường năng lực cho các trung tâm đào tạo địa phương để tạo ra mạng lưới các cơ sở đào tạo rộng khắp vừa có tính tập trung vừa đảm bảo cho người lao động nếu có nhu cầu sẽ được tiếp nhận và đào tạo với các điều kiện tốt nhất. Chú trọng đặc biệt đến đội ngũ giáo viên cũng như đầu tư trang bị thiết bị tân tiến, hiện đại, xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với công nghệ nước ngoài để người lao động được làm quen và tìm hiểu kỹ trước khi ra nước ngoài làm việc.
- Tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN XKLĐ để nâng cao chất lượng nguồn LĐ trên cơ sở hỗ trợ và quản lý của Nhà nước trong việc tạo nguồn LĐ có trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ.
- Tăng cường mô hình liên kết giữa DN XKLĐ và chính quyền địa phương trong công tác đào tạo, thông qua các Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo, ngân sách địa phương hỗ trợ tối đa cho người lao động, tổ chức đào tạo ngay tại địa phương để giảm chi phí, tạo mọi điều kiện cho người lao động tham gia học nghề và ngoại ngữ được tốt nhất.