Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu laođộng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 50 - 51)

THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮ CÁ GIAI ĐOẠN 2011-2020 3.1 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam

3.2.5. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu laođộng

Đây là biện pháp đóng vai trò quan trọng trong việc hướng xã hội quan tâm đến XKLĐ. Thông tin tuyên truyền phải đến được tận tay người LĐ bằng nhiều kênh khác nhau tạo nên phong trào XKLĐ, thay đổi tập quán sống “Ngại đi xa” hiện nay của người LĐ. Tổ chức các đợt tuyên tuyền sâu rộng về hiệu quả của công tác XKLĐ đến người dân không những chỉ ở thành thị mà ở cả nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong công tác thông tin, tuyên truyền cần quán triệt các

phương tiện thông tin đại chúng thông tin đúng, thông tin chọn lọc, đưa các điển hình lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời đưa những trường hợp cá biệt để người lao động rút kinh nghiệm, tránh bị lừa đảo, cần phải phân tích kỹ nguyên nhân để hướng dẫn dư luận vàxã hội, trách ảnh hưởng xấu đến phong trào xuất khẩu lao động.

Việc thông tin tuyên truyền phải được làm thường xuyên, có sự kết hợp giữa địa phương và các doanh nghiệp, bằng nhiều hình thức khác nhau, doanh nghiệp phải công khai mọi thông tin về các khía cạnh của xuất khẩu lao động liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động như công việc, thu nhập, điều kiện ăn ở, các chế độ bảo hiểm, chế độ phúc lợi, chi phí trước khi đi, thời hạn hợp đồng, tiêu chuẩn tuyển chọn…. Để người lao động nắm bắt nhằm chủ động học tập, nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động quốc tế và tự quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài của mình.

Nội dung thông tin phải chính thức, chính xác, đầy đủ, kịp thời, thông tin phải có tính 2 chiều, tránh tình trạng tô hồng, phóng đại, mập mờ gây hiểu nhầm cho người LĐ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi ra nước ngoài làm việc.

Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp XKLĐ về pháp luật, thị trường lao động, chính sách lao động, tập quán kinh doanh của các nước và đối tác nước ngoài, xem đây là công việc thường xuyên và trách nhiệm của người đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.

Tổ chức định kỳ các hội chợ việc làm, hội chợ XKLĐ, sàn giao dịch lao động, các hội thảo chuyên đề XKLĐ để đưa thông tin đến được người lao động.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w