Thực trạng xuất khẩu laođộng củaViệt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 32 - 38)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

2.2.1. Thực trạng xuất khẩu laođộng củaViệt Nam sang Nhật Bản

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.

Tính đến hết tháng 10 năm 2008, đã có trên 35.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản. Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt trên hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản, trừ Hokkaido, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi và Hiroshima. Ngoài ra từ năm 1994, thực hiện thoả thuận về chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh y tá, hàng năm Việt Nam đã đưa 15-20 người sang học tại một số trường y tá Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp ra trường các y tá này được làm việc 4 năm tại các bệnh viện Nhật Bản, được hưởng lương và các chế độ khác như lao động người Nhật.

Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều đòi hỏi cao. Tuy nhiên, theo những chính sách và chương trình hợp tác tạo nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc ngày càng tăng. Với con số 35.000 tu nghiệp sinh theo thống kê năm 2011, Việt Nam đứng thứ 2 trong trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản (sau Trung Quốc). Chất lượng lao động cũng được tín nhiệm.[11]

Bảng 8: Số lượng tu nghiệp sinh tại Nhật Bản 2006 2007 2008 2009 2010 11/201 1 11/201 2 Riêng T5/20 13 Nhật Bản 5.360 5.517 6.142 5.456 4.913 6.373 7.893 618 Đơn vị: Người Nguồn: Cục Quản lý lao động nước ngoài

Phần lớn lao động Việt Nam đi tu nghiệp ở Nhật Bản là đối tượng đang trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp, đã có kinh nghiệm, trình độ tay nghề nhất định nên tiếp thu nhanh kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp từ các đồng nghiệp Nhật Bản. Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản có thu nhập khá cao. Trợ cấp tu nghiệp bình quân của Tu nghiệp sinh tại Nhật Bản tương đương 500 – 600 USD/tháng. Thu nhập trong năm thứ 2 và thứ 3 đạt khoảng 700 USD – 800 USD/tháng. Sau khi về nước tiếp thu tốt những kinh nghiệm tu nghiệp, sử dụng tiếng Nhật, tay nghề vững và được chuyển sang các công việc đòi hỏi trình độ cao hơn hoặc sử dụng thu nhập tiết kiệm được để tự lập doanh nghiệp phát triển kinh tế gia đình.

Ở Nhật Bản, giờ làm việc bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc vào khoảng 5 giờ chiều (đối với khu vực hành chính) còn ngoài giờ đó ra lao động của công nhân được tính là giờ làm thêm. Chế độ lương và mức thu nhập hàng tháng của người lao động Việt Nam tại Nhật Bản cũng được đánh giá là loại cao nhất so với các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam khác. Ngoài khoản tiền lương được trả theo khối lượng công việc hoặc theo số giờ làm việc trong ngày, khi làm thêm họ sẽ được hưởng 150% so với mức lương chính. Ngoài lực lượng lao động chính trên còn có một số người Việt Nam lao động tự do (những người tự ý huỷ hợp đồng với phía Nhật Bản ra ngoài làm việc).

Tu nghiệp sinh ở Việt Nam được chủ đối xử rất tốt, ít xảy ra những vấn đề tranh chấp chủ - thợ. Các hợp đồng được các bên thực hiện một cách nghiêm túc, có một số ít bất đồng và tranh chấp giữa tu nghiệp sinh và chủ xí nghiệp tiếp

nhận đã được kịp thời giải quyết, hoặc đã được giải quyết thông qua hoà giải thương lượng giữa các bên có liên quan. Nhiều tổ chức tiếp nhận và phái cử đã có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo mối quan hệ mật thiết 3 bên: tu nghiệp sinh, doanh nghiệp phái cử, xí nghiệp tiếp nhận.

Bên cạnh việc đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tại các xí nghiệp, công trường và cơ sở у tế, trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đưa một bộ phận lao động đi tu nghiệp và làm việc trên các tàu đánh bắt cá, làm việc trên các tàu vận tải biển của Nhật Bản.

Sau 21 năm thực hiện chương trình, TNS của nước ta được phía bạn đánhgiá cao về sự chăm chỉ, thông minh, khéo tay, tiếp thu tốt, thích nghi nhanh với điều kiện xã hội và nơi làm việc. Tuy vậy TNS của ta còn nhiều hạn chế như: Trình độ ngoại ngữ nhất là tiếng Nhật còn yếu, tính tổ chức kỷ luật kém, chưa có tác phong công nghiệp. Theo Tổ chức Hợp tác Tu nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JITCO) tỷ lệ phá vỡ hợp đồng, trốn ra ngoài sống và làm việc bất hợp pháp của TNS Việt Nam cao nhất trong các nước có TNS đến Nhật Bản. Từ năm 2005 Chính phủ 2 nước đã áp dụng nhiều biện pháp chống trốn nên tình hình đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bỏ trốn của TNS Việt Nam trên tổng số LĐ mới đến đã giảm đáng kể từ mức 37,6% năm 2003 xuống 15,33% năm 2005 và 3,19% năm 2008. Nếu tính từ năm 2003 đến hết năm 2008 số TNS Việt Nam bỏ trốn là 2.714 người chiếm 10,86% tổng số TNS đưa đi. Trong khi đó số TNS phải về nước trước hạn khoảng từ 200 đến 300 người/ năm, trong giai đoạn 2003-2008 là 1.343 người chiếm 5,37% tổng số LĐ đưa đi Nhật Bản làm việc cùng kỳ [5]. Tình hình phức tạp do LĐ Việt Nam trong thời gian qua gây ra... đang là vấn đề nan giải đối với việc duy trì và phát triển thị trường này trong thời gian tới.Ngoài ra đã nảy sinh hiện tượng nhiều tu nghiệp sinh Việt Nam lấy trộm hàng hoá trong các siêu thị Nhật Bản, một số đã bị bắt nhiều lần và được chủ bảo lãnh xin tha, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, làm ảnh hưởng đến uy tín chung của cộng đồng tu nghiệp sinh Việt Nam.

2.2.2.Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Hàn Quốc

Hàn Quốc vừa là nước xuất khẩu đồng thời nhập khẩu lao động với số lượng lớn. Đến cuối năm 2009 có hơn 600 ngàn lao động nhập cư đang làm việc trong 2,5 triệu DN vừa và nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế gồm: 192 ngàn lao động nhập cư hợp pháp, 220 ngàn lao động Hàn kiều, hơn 188 ngàn LĐ nhập cư bất hợp pháp. Việt Nam bắt đầu đưa lao động đến Hàn Quốc từ năm 1992, cho đến 2009, sau 18 năm chúng ta đã đưa được hơn 114,2 ngàn LĐ đến Hàn Quốc làm việc, bình quân hàng năm đưa được 6,35 ngàn LĐ. Đặc biệt giai đoạn 2005- 2008 số LĐ đưa đi Hàn Quốc làm việc tăng lên rõ rệt, gấp từ 2 đến 3 lần mức bình quân, điều đó là do kể từ thời điểm này Hàn Quốc cho phép tiếp nhận LĐ Việt Nam theo chương trình cấp phép mới, tuy vậy do suy giảm kinh tế toàn cầu nên số LĐ đưa đi Hàn Quốc làm việc trong năm 2009 giảm đáng kể chỉ còn 7.578 người. Đến cuối năm 2009 có hơn 55 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc chiếm 9,02% lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc trong đó có gần 45 ngàn lao động hợp pháp và hơn 10 ngàn lao động bất hợp pháp. Đến năm 2011, Hàn Quốc trở thành thị trường lớn thứ hai sau Đài Loan về tiếp nhận lao động xuất khẩu của Việt Nam.

Bảng 9 . Lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc

Đơn vị: Người 2006 2007 2008 2009 2010 11/201 1 11/201 2 Riêng T5/20 13 Hàn Quốc 10.577 12.187 18.141 7.578 8.628 15.049 9.116 480

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Lao động Việt Nam đến Hàn Quốc làm việc thông qua các chương trình sau:

- Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp (ITS):

Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp đã hết hiệu lực ngày 31/12/2006. Sau 20 năm thực hiện thông qua 4 Hiệp hội doanh nghiệp là: Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc, Hiệp hội các Tổ hợp

nông nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội các Tổ hợp ngư nghiệp Hàn Quốc đã đưa được bình quân hàng năm 150 ngàn tu nghiệp sinh (TNS) đến Hàn Quốc tu nghiệp, đây là chương trình vừa học vừa làm (1 năm tu nghiệp và 2 năm LĐ) với mức trợ cấp từ 750 đến 900 USD/ tháng.Việt Nam bắt đầu đưa TNS sang Hàn Quốc từ năm 1992, cho đến khi kết thúc chương trình đã đưa được 68.314 người, bình quân hàng năm 4.554 người. TNS Việt Nam đến Hàn Quốc làm việc trên các công trường xây dựng, các nhà máy vừa và nhỏ hoặc trong các nông trại do 12 DN XKLĐ Việt Nam phái cử theo sự cho phép của phía Hàn Quốc. Đến cuối năm 2009 số TNS còn lại đang làm việc tại Hàn Quốc là gần 4 ngàn người. Trong quá trình làm việc, lao động Việt Nam được đánh gái cao về trình độ tay nghề và tính chịu khó, chăm chỉ. Tuy nhiên tình trạng phá vỡ, vi phạm hợp đồng vẫn còn đáng lo ngại. Trong giai đoạn 2003- 2008 tổng số TNS vi phạm hợp đồng bỏ trốn là 6.714 người chiếm 10,81% tổng số lao động đưa đi. Tính đến cuối năm 2009 có hơn 10 ngàn LĐ Việt Nam bất hợp pháp chiếm 6,12% trong tổng số lao động bất hợp pháp nước ngoài tại Hàn Quốc [5]. Theo thống kê năm 2009 của Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc, Việt Nam là nước dẫn đầu về số lượng lao động không giấy tờ so với các nước Đông Nam Á với con số lên tới 8687 người. Chính phủ hai bên đang nỗ lực đưa ra những biện nhằm giảm thiếu tối đa tình trạng này, hướng tới thiết lập một sự hợp tác tốt đẹp, bền chặt và lâu dài.

- Chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS):

Người LĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này có tư cách lao động ngay từ khi nhập cảnh, được hưởng mọi quyền lợi bình đẳng như lao động Hàn Quốc với thời gian làm việc 3 năm và hưởng lương cơ bản theo qui định của pháp luật. Người LĐ muốn tham gia chương trình này trước hết phải vượt qua kỳ thi tiếng Hàn và đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, thân nhân, trình độ học vấn…, được phép nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển qua mạng internet sang Hàn Quốc và giới thiệu cho chủ sử dụng LĐ, nếu được chọn người LĐ sẽ hoàn tất thủ tục và ký hợp đồng và đóng phí thủ tục 654 USD để được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.

Từ 2004 đến cuối 2009 đã gửi 53.470 hồ sơ đăng ký dự tuyển sang Hàn Quốc với 39.332 hồ sơ ngành chế tạo máy, 7.758 hồ sơ ngành nông nghiệp, 5649 hồ sơ ngành xây dựng, 128 hồ sơ ngành thủy sàn và 613 hồ sơ ngành dịch vụ. 81 Số LĐ Việt Nam đã xuất cảnh là 44.416 người đạt 83,07% và là nước dẫn đầu trong 15 nước tham gia chương trình này, trong đó năm 2004 là 705 người, năm 2005 là 8.628 người, năm 2006 là 5.714 người và năm 2007 là 10.491 người, năm 2008 là 12.300 người, năm 2009 là 4.837 người. Số LĐ này chủ yếu được lấy từ các trường dạy nghể, bộ đội xuất ngũ làm việc trong lĩnh vực chế tạo hơn 87%, nông nghiệp và ngư nghiệp 8%, xây dựng 4%, dịch vụ hơn 1% [17].

Theo quy định của Hàn Quốc, lao động theo chương trình EPS được đối xử như LĐ bản địa với mức lương cơ bản là 836.000 won/tháng với tuần làm 40 giờ và 904.000 won/tháng với tuần làm 44 giờ, với mức lương này nếu có việc làm thêm mức thu nhập bình quân hàng tháng của người LĐ Việt Nam khoảng 850 – 1200 USD. Với mức chi phí đóng trước khi đi thấp, người LĐ được quan tâm và đón tiếp chu đáo, đối xử bình đẳng, thủ tục tiếp nhận đơn giản, các khó khăn ban đầu và khúc mắc trong quan hệ chủ thợ được giải quyết kịp thời… đang là điểm mạnh của chương trình này và được đông đảo LĐ quan tâm và muốn tham gia. Theo Chính phủ Hàn Quốc, Việt Nam đang đứng đầu trong chương trình này. Thực tế đa số chủ sử dụng LĐ đánh giá cao LĐ Việt Nam về khả năng tiếp cận công việc, tiếp thu nhanh, khéo léo, chịu khó cũng như dễ hòa đồng, đoàn kết, tương thân, tương trợ lẫn nhau. Tuy vậy nhược điểm của LĐ ta là ngoại ngữ yếu, tác phong công nghiệp thấp, tính kỹ luật chưa cao, một bộ phận LĐ sau khi làm được 1 đến 2 năm thường đòi hỏi chủ sử dụng phải tăng lương cơ bản, nếu không được đáp ứng thì tìm cách chuyển nhà máy, chuyển ngành hoặc phá vỡ hợp đồng bỏ trốn ra ngoài.

Bảng 10: Lượng lao động nước ngoài khu vực Đông Nam Á nghỉ việc không phép tại Hàn Quốc giai đoạn 2004-2008

Đơnvị: Người

Quốc gia 200

4 2005 2006 2007 2008 Tổng số không phépNghỉ việc Tổng số 3.16 31.659 28.976 33.68 144415 111904 3741

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w