Chủ trương của nhà nước:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

2.1.1.2. Chủ trương của nhà nước:

Nước ta về cơ bản là một nước nông nghiệp, đại bộ phận nhân dân sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, đất ít người đông, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, hàng năm lại có thêm hơn một triệu người bước vào độ tuổi lao động. Để đất nước từng bước đổi mới, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi phải sắp xếp lại sản xuất dẫn đến nhiều lao động dôi dư có nhu cầu bố trí việc làm mới là một điều tất yếu. Vì yậy sức ép về việc làm là rất gay gắt. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta đã xác định cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương về vấn đề này rất rõ ràng. Ngay từ những năm 80, vấn đề xuất khẩu sức lao động đã được Bộ chính trị và Chính phủ đưa ra những Quyết định, Nghị quyết, Nghị định và Chỉ thị rất quan trọng.

Quyết định của Hội đồng Chính phủ số 46/CP ngày 11/2/1980 chủ trương về việc đưa công nhân và bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn tại các nước xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 362/CP ngày 29/11/1980 về việc hợp tác sử dụng lao động với các nước xã hội chủ nghĩa.

Chỉ thị số 108/HĐBT ngày 30/06/1988 về việc mở rộng hợp tác lao động và chuyên gia với nước ngoài.

Trong chỉ thị số 41 - CT/TƯ ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Bộ Chính trị cũng đã chỉ đạo như sau: “Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thòi kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.

Nghị định số 152I1999INĐ - CP ngày 2010911999 của Chính phủ qui định đưa người Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài thay Nghị định số 07/CP ngày 20/1/1995 cho phù hợp với tình hình đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Tại hội nghị toàn quốc về xuất khẩu lao động và chuyên gia do Thủ tướng chính phủ chủ trì, tổ chức tại Hà Nội tháng 06/2000, quan điểm của nhà nước ta đã được nêu rõ và khẳng định trong bài phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải: “ xuất khẩu lao động và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì:

- Góp phần giải quyết việc làm...

- Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Phải coi xuất khẩu lao động và chuyên gia là vấn đề quan trọng và lâu dài.”

Như vậy chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc xuất khẩu lao động và chuyên gia là rất rõ ràng và hợp lý, phù hợp vói tình hình đất nước trong từng thời kỳ.

Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh xuất khẩu laođộng. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế chính sách về đạo tạo

nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”[8]. Luật hóa các chủ trương, đường lối của Đảng vềXKLĐ, Nhà nước đã ban hành Bộ Luật LĐ và một số nghị định liên quan đến XKLĐ.

Năm 2006 đánh dấu một bước quan trọng trong việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến XKLĐ bằng việc Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về xuất khẩu lao động trong thời kỳ này được thể hiện thông qua các chính sách sau:

- Cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động

- Đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người LĐ

- Hỗ trợ tài chính trong xuất khẩu lao động

- Quản lý xuất khẩu lao động

Trong các Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX đều nêu rõ tầm quan trọng của công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, tại Báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006) nhấn mạnh :" Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động…" .

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khóa X về công tác thanh niên và nông thôn cũng nêu rõ: “khuyến khích thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. ...Chú trọng giáo dục ý thức kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề cho thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; đồng thời có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ số thanh niên này” và “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn”.

Với việc ra đời Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một loạt các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động, phù hợp với thực tế trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; đồng thời cũng tăng

cường công tác quản lý xuất khẩu lao động và góp phần phát triển xuất khẩu lao động một cách bền vững.

2.1.2. Khái quát thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang các nước Đông Bắc Á trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w