THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮ CÁ GIAI ĐOẠN 2011-2020 3.1 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam
3.3.1. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu laođộng
1. Đầu tư, xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình trên thị trường LĐ quốc tế bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm XKLĐ không chỉ trong khâu ngoại ngữ mà cả các kiến thức khác như: Tâm lý lao động, quản trị nhân sự, luật, kinh doanh thương mại quốc tế…. Xây dựng quy trình làm việc khoa học, có chính sách khen thưởng thỏa đáng.
2. Xây dựng bộ phận phát triển thị trường của DN, ưu tiên nhân lực và tài lực cho bộ phận này, chủ động chọn lựa chiến lược phát triển thị trường XKLĐ, tổ chức thường xuyên các cuộc khảo sát đến các thị trường tiềm năng để tìm kiếm các cơ hội cũng như các nhu cầu LĐ của các thị trường này. Trong công việc cụ thể các doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát kỹ thị trường, tìm hiểu kỹ pháp luật lao động của từng thị trường nhất là thị trường mới, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác nước ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng LĐ, thẩm định kỹ các đơn hàng.
3. Tăng cường quản lý LĐ ở nước ngoài, cùng với chủ sử dụng LĐ, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài quản lý tốt LĐ ở nước ngoài, kịp thời giải quyết các phát sinh và quyền lợi cho người LĐ, giải quyết dứt điểm tình trạng lao động bỏ trốn, lành mạnh hóa môi trường sống và làm việc, đảm bảo an ninh trật tự của cộng đồng người lao động Việt Nam nhằm duy trì và tăng thị phần ở những thị trường XKLĐ truyền thống và thậm nhập vào các thị trường mới.
4. Xây dựng bộ phận chuyên trách đảm nhận chức năng tạo nguồn lao động, chủ động trong việc tuyển chọn, đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ cho người LĐ theo nhu cầu của thị trường nước ngoài. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn lao động xuất khẩu, chuẩn hóa các điều kiện của người lao động tham gia XKLĐ.
5. Tìm kiếm những đơn hàng tốt, thu nhập cao, điều kiện sống và làm việc hợp lý, tiến hành thẩm định kỹ đơn hàng và đối tác nước ngoài để đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
6. Đa dạng hóa các hình thức XKLĐ, phát triển các hình thức đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo tổ, đội được tổ chức bài bản bao chọn một công việc nhất định như các đội xây dựng, các tổ phục vụ, … hoặc những đơn hàng lớn hoặc những đối tác uy tín vừa đảm bảo được yêu cầu của thị trường vừa đảm bảo đem lại hiệu quả cao trong XKLĐ, giảm dần các hình thức đưa lao động đi làm việc đơn lẻ, sống đan xen, khó quản lý và khó khăn trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi người lao động.
7. Tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên thông với địa phương để tạo nguồn lao động xuất khẩu, công khai mọi thông tin liên quan đến XKLĐ, xây dựng một số địa phương tạo nguồn trọng điểm để có điều kiện đầu tư chiều sâu, đồng thời phát triển tạo nguồn lao động ở những địa phương mới trên cơ sở kinh nghiệm và mô hình sẳn có. Chuẩn hóa quy trình tạo nguồn lao động nhất là trong lĩnh vực thủ tục, tài chính nhằm tạo điều kiện tối đa cho người lao động có điều kiện tham gia XKLĐ. Xây dựng đội ngũ công tác viên tạo nguồn lao động, có chính sách nhất quán, đãi ngộ hợp lý cho đối tượng này đồng thời có cơ chế giám sát để các cộng tác viên thực hiện đúng quy định của doanh nghiệp.
8. Tăng cường công tác thông tin tuyên tuyền về XKLĐ của DN đến tận người LĐ thông qua các hình thức khác nhau như: thông qua chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, qua hệ thống loa, đài phường xã, thông tin luu động…. Minh bạch hóa các thông tin và chi phí cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia XKLĐ.
9. Công khai hóa mọi chi phí mà người LĐ phải đóng trước khi đi trên cơ sở tuân thủ các quy định về XKLĐ nhất là các khoản chi phí được nhà nước quy định như: tiền môi giới, tiền quản lý, lương tối thiểu. đồng thời tiết giảm tối đa chi phí cho người lao động như phí thủ tục, vé máy bay, phí khám sức khỏe… giảm phí môi giới bằng cách tìm kiếm và ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng LĐ, thay tiền đặc cọc bằng thủ tục hợp đồng bảo lãnh của gia đình, người thân của người LĐ. Tuyệt đối không được thu các khoản phí không được phép.
10. Giải quyết tốt quyền lợi của người lao động khi về nước. Trong trường hợp người lao động về nước trước hạn, cần xác định rõ nguyên nhân và có chính sách hỗ trợ người lao động sớm hòa nhập cộng đồng, thành lập bộ phận dịch vụ trong nước để giới thiệu việc làm cho người lao đồng khi họ có nhu cầu.