Giải pháp về quản lý người laođộng làm việc ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 49 - 50)

THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮ CÁ GIAI ĐOẠN 2011-2020 3.1 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam

3.2.4. Giải pháp về quản lý người laođộng làm việc ở nước ngoà

Quản lý người LĐ làm việc ở nước ngoài thời gian qua là một trong những khâu yếu nhất trong XKLĐ Việt Nam, muốn phát triển bền vững trong thời gian tới cần thiết phải xây dựng một mô hình quản lý phụ hợp với thị trường LĐ ngoài nước với các giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên tham gia.

Sau đây là đề xuất mô hình quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài có thể áp dụng trong thời gian tới: Quan hệ quản lý và Quan hệ hợp tác và hỗ trợ.

* Mô hình quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài:

Trách nhiệm của các bên trong quản lý người LĐ ở nước ngoài như sau: Quốc hội cần sớm phê duyệt các công ước có liên quan đến XKLĐ, Chính phủ cần đàm phán với các nước có lao động Việt Nam làm việc, để đi đến sự công nhận tính pháp lý các văn phòng đại diện quản lý lao động của DN XKLĐ và tạo điều kiện thuận lợi cho đại diện DN trong việc thực hiện quy định quản lý LĐ ở nước ngoài. Các DN cần cử những cán bộ giỏi về ngoại ngữ, có trình độ nghiệp vụ, có quan hệ tốt với môi giới và chủ sử dụng lao động, có tâm huyết với người LĐ làm đại diện ở nước ngoài. Số cán bộ đại diện phải tỷ lệ thuận với số LĐ, số môi giới và phải được cử trực tiếp đến nơi LĐ làm việc và sinh sống. Ngoài ra nên áp dụng mô hình quản lý nhóm hoặc các đội LĐ, mỗi nhóm từ 10-15 người, đứng đầu nhóm là tổ trưởng vừa là LĐ đồng thời là người quản lý trực tiếp các LĐ

trong nhóm, được hưởng thêm phụ cấp, định kỳ báo cáo tình hình LĐ cho đại diện vùng của DN, nhằm tạo thành đội ngũ quản lý cơ sở và tăng cường tính tự quản của người LĐ.

Nhà nước cần sớm củng cố các Ban Quản lý lao động ở nước ngoài với hệ thống tùy viên, tham tán lao động để tham mưu, tư vấn cho Nhà nước về các hợp đồng khung, các thỏa thuận nguyên tắc, mở đường cho các DN ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng cụ thể; xây dựng chương trình khung về QLNN ở mỗi nước trong điều kiện lao động làm việc phân tán, xen ghép với lao động nhiều nước theo yêu cầu thực tế của thị trường, trực tiếp bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nhà nước cần khuyến khích mô hình phối hợp quản lý 5 bên, giữa: Ban quản lý LĐ Việt Nam - DN XKLĐ - Chủ sử dụng LĐ - Môi giới - Bộ phận quản lý LĐ nhập cư của nước sở tại để quản lý LĐ được tốt hơn. Các Ban Quản lý LĐ cần sớm được vi tính hóa và quản lý thông qua mã LĐ và hệ thống mạng điện tử, DN khi LĐ xuất cảnh phải báo cáo ngay danh sách LĐ cho Cục Quản lý lao động ngoài nước và Ban Quản lý lao động để quản lý, theo dõi và hỗ trợ khi cần thiết.

Cục quản lý LĐ ngoài nước chỉ đạo các Ban quản lý LĐ ở nước ngoài cùng DN XKLĐ phối hợp với phía chính quyền sở tại làm lành mạnh hóa môi trường sống và làm việc của cộng đồng LĐ Việt Nam, tiến hành truy tìm và đưa LĐ bất hợp pháp về nước, áp dụng các biện pháp chế tài mạnh, kể cả biện pháp hình sự, kết hợp với biện pháp giáo dục để giảm tối đa tình trạng LĐ bỏ trốn, sống bất hợp pháp. Cần tăng cường hợp tác với các cơ quan quản lý lao động nhập cư của nước sở tại và các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ, phi chính phủ để phối hợp quản lý hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi có phát sinh xảy ra.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w