2005 2006 2007 2008 Tổng số không phép Nghỉ việc Tổng số3.16 31.659 28.976 33.68 115 11190

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 38 - 43)

7 7 Việt Nam 704 8.619 5.712 11.50 7 3126 29668 553 Philippin 832 5.308 8.434 5.928 1209 21711 357 Thái Lan 558 5.964 6.746 5.798 2838 21904 1141 Mônglia 500 4.433 4.703 2.642 1748 14026 1079

Nguồn: Cục Lao động Hàn Quốc

Đây là một vài vấn đề phát sinh trong thời gian gần đây, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần có ngay giải pháp phụ hợp để giải quyết dứt điểm tỉnh trạng này nhằm giữ vững và phát triển thị trường XKLĐ trọng điểm này.

- Lao động đi làm thuyền viên tàu cá:

+ Thuyền viên xa bờ: Mức lương của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá Hàn Quốc hiện nay là 180 USD/tháng (đối với thuyền viên chưa có kinh nghiệm) và 210 USD/tháng (đối với thuyền viên có kinh nghiệm). Tuy nhiên, nếu tính cả tiền làm thêm giờ, tiền năng suất và tiền thưởng, thu nhập của thuyền viên đạt từ 280 - 350 USD/tháng.

+ Thuyền viên gần bờ: Hiện nay có 2 công ty đã được Hiệp hội thuỷ sản Hàn quốc cho phép đưa thuyền viên tàu cá biển gần sang làm việc tại Hàn quốc là LOD và INMASCO. Mức lương cơ bản là 750000W/tháng (~750USD).

- Lao động kỹ thuật cao:

Năm 2004, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký Thoả thuận hợp tác với Tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực kỹ thuật như Công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới... Tuy nhiên số lượng lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ có trên 200 kỹ sư, chuyên gia. Hàn Quốc có nhu cầu cao tiếp nhận lao động nước ngoài để phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, đặc bịêt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo. Hiện nay, ta có khoảng trên 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc [15].

2.2.3.Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan.

Thị trường Đài Loan tính đến nay, sau 11 năm Việt Nam đã đưa gần 211,6 ngàn lao động đến Đài Loan làm việc, bình quân mỗi năm đưa được hơn 19,23 ngàn người. Đến cuối năm 2009 Việt Nam có gần 81 ngàn lao động hiện đang

làm việc tại Đài Loan trong tổng số gần 400 ngàn (20,25 %) lao động nước ngoài đến từ Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan,… Trong đó, lao động chăm sóc người già, trẻ em và giúp việc gia đình giảm từ 64 ngàn người chiếm gần 76% năm 2005 xuống còn hơn 29 ngàn người chiếm 35,8%, lao động nhà máy tăng từ 18 ngàn chiếm gần 22% năm 2005 lên 48,4 ngàn chiếm 59,75 %, số còn lại là lao động thuyền viên và lao động xây dựng.[7]

Bảng 11. Lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam tại thị trường Đài Loan

2006 2007 2008 2009 2010 11/20 11 11/20 12 Riêng T5/20 13 Đài Loan 14.127 23.640 31.631 21.667 28.449 34.998 27.548 3.296 Đơn vị: người Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Theo Ban Quản lý LĐVN tại Đài Loan, tổng số LĐVN làm việc trong khu vực sản xuất tại Đài Loan vẫn tăng mạnh. Hiện, có 85.650 LĐVN làm việc tại Đài Loan, tăng 6.269 lượt người kể từ đầu năm, đưa VN tiếp tục giữ vị trí thứ hai về tổng số LĐ nước ngoài tại Đài Loan (sau Indonesia) và chiếm 21,43% tổng số LĐ nước ngoài làm việc tại thị trường này. Trong đó, LĐ ngành sản xuất và xây dựng là 58.812 người (chiếm 29,63% thị phần ngành nghề), tăng 5.769 lượt người so với đầu năm. Riêng LĐ chăm sóc người bệnh tại bệnh viện và các cơ sở dưỡng lão tại Đài Loan hiện vẫn do VN cung ứng là chủ yếu với 7.434 người (chiếm 74,79% thị phần ngành nghề).

Điểm qua các đơn hàng đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép các DN XKLĐ thực hiện từ 1/5/2010-13/7/2010, đơn hàng từ thị trường Đài Loan chiếm gần 80% (1.286/1.617 đơn hàng đã được thẩm định), trong đó nhiều đơn hàng cần hơn 100 LĐ đi làm công nhân nhà máy và chăm sóc người bệnh.

Theo cơ quan lao động Đài Loan, 5 tháng đầu năm 2011, số lượng LĐ nước ngoài làm việc tại Đài Loan tăng thêm khoảng 22.500 lượt người, tăng gấp hơn 2 lần lượng gia tăng cùng kỳ 2010. Đại diện Ban Quản lý LĐVN tại Đài Loan

cho biết: Trước nhu cầu nhân lực tăng cao, Đài Loan đã nới lỏng biên độ “tổng lượng LĐ nước ngoài” trên thị trường. Sáu tháng đầu năm, tổng số LĐ nước ngoài tại Đài Loan tăng mạnh chưa từng có, số lượng gia tăng 5 tháng đầu năm bằng 83% tổng số lượng tăng của cả năm 2010. Hiện con số này vẫn tiếp tục tăng hằng tháng và chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 400.000 người trong tháng tiếp theo.

Về giới tính, trong số gần 81 ngàn lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan năm 2009 có khoảng 45 ngàn lao động nữ chiếm 55,55 % và 36 ngàn lao động nam chiếm 44,45 %, Việt Nam là nước có số lượng lao động nữ nhiều nhất tại Đài Loan trong số các nước đưa lao động đến Đài Loan làm việc. Về độ tuổi, có gần 19 ngàn LĐ có độ tuổi dưới 25 chiếm gần 23,45%, 42 ngàn LĐ trong độ tuổi 25-34, chiếm 51,85% và 20 ngàn LĐ trong độ tuổi 35-44, chiếm 24,70%, đây là lượng LĐ trẻ trong số LĐ nước ngoài đang làm việc tại Đài Loan.

Lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan được phía chủ sử dụng đánh giá cao về sự thông minh, tiếp thu nhanh, dễ thích nghi, với mức thu nhập bình quân từ 700- 900 USD/ tháng, cá biệt có một số trường hợp trên 1000 USD/ tháng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chi phí môi giới cao, cạnh tranh khốc liệt, ý thức người LĐ kém, dễ dao động, quản lý bị buông lỏng, bị một số cá nhân và tổ chức lôi kéo, dụ dỗ nên hiện nay một số LĐ phá vỡ hợp đồng trốn ra ngoài sống và làm việc bất hợp 78 pháp. Số LĐ bỏ trốn trong giai đoạn 2003-2008 là 30.674 người trong tổng số 158.395 lao động đưa đi chiếm 19,36%, trong đó năm 2003 là 2.819 người tương đương với 9,70%, năm 2005 tăng lên 7.181 người tương đương với 31,52% và năm 2008 giảm xuống 3.327 người tương đương với 10,52% [17]. Nếu xét trên tổng số LĐ nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan thì tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn chiếm khoảng 35%, chiếm vị trí cao nhất trong số các nước có LĐ làm việc tại Đài Loan. Một điều đáng nói là số LĐ phải về nước trước hạn do vi phạm hợp đồng, không đáp ứng được nhu cầu, nhà máy phá sản, thu nhập thấp…tại thị trường này chiếm tỷ lệ cao trong số LĐ đưa đi hàng năm. Trong giai đoạn 2003-2008 số LĐ phải về nước trước hạn là 26.153 người trong số 158.395 LĐ được đưa đi, chiếm 16,51 % bình quân hơn 4.359 lao động/ năm.

Nếu tính chung cả LĐ bỏ trốn và LĐ về nước trước hạn thì đây là thị trường có tỷ lệ cao nhất trong các thị trường XKLĐ với 56.827 lao động chiếm 35,87% trên tổng số LĐ được đưa đi giai đoạn 2003-2008 [5]. Đây là vấn đề nan giải và là bài toán vô cùng khó khăn trong việc củng cố và tăng thị phần tại thị trường này. Hiện nay, Đài Loan đang áp dụng mô hình tuyển dụng trực tiếp mới không thông qua môi giới với 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 và 2 đã áp dụng đại trà cho phép các nhà máy, bệnh viện, trại điều dưỡng, gia đình tuyển dụng trực tiếp lại số công nhân, thuyền viên, khán hộ công đã hoàn thành hợp đồng và về nước đúng hạn. Giai đoạn 3 sẽ mở rộng đối tượng áp dụng, cho phép tuyển chọn trực tiếp mọi đối tượng LĐ nước ngoài đến Đài Loan làm việc không qua môi giới làm tăng trách nhiệm của người LĐ, chủ sử dụng lao động và giảm chi phí trước khi đi cho người lao động.

Hiện nay, dù còn vấp phải một số hạn chế, khó khăn, tuy nhiên Đài Loan vẫn là quốc gia dẫn đầu về lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam. Và trong thời gian tới, thị trường này còn nhiều hứa hẹn trong việc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về giải quyết việc làm cho người lao động Việt.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SỨC LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w