Khái quát thực trạng xuất khẩu laođộng củaViệt Nam sang các nước Đông Bắc Á trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAOĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

2.1.2.Khái quát thực trạng xuất khẩu laođộng củaViệt Nam sang các nước Đông Bắc Á trong những năm vừa qua

Lượng lao động xuất khẩu

Bảng 6: Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường

Đơn vị: Người Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010 11/20 11 11/20 12 Đài Loan 14.127 23.640 31.631 21.667 28.449 34.998 27.548 Malaysia 37.941 26.704 7.810 2.792 11.741 9.159 7.966 Hàn Quốc 10.577 12.187 18.141 7.578 8.628 15.049 9.116 Nhật Bản 5.360 5.517 6.142 5.456 4.913 6.373 7.893 Ma cao 869 548 1.417 - 3.124 1.826 2.056

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Việt Nam thực hiện XKLĐ vào khu vực Đông Bắc Á từ đầu những năm 1990 và chủ yếu là XKLĐ sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các nước này đã trở thành những thị trường XKLĐ chính, quan trọng của Việt Nam từ đó đến nay.Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục quản lý lao động ngoài nước, trong năm 2012 có 80.320 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giảm 5,15% so với năm 2011 và đạt gần 90% so với kế hoạch. Riêng trong tháng 12, các doanh nghiệp đã cung ứng được 7.405 lao động, tăng 0.99% so với tháng 11. Trong đó, số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 50.840 người, chiếm tỷ trọng 63,29% tổng số đưa đi, giảm 16% số lượng lao động đưa đi so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số lao động đi làm việc tại Đài Loan là 30.533 người, chiếm 60,05% số lao động đưa đi trong khu vực này và 38,01% so với tổng số lao động đưa đi trong năm 2012. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 2.544 người. Riêng tháng 12 Đài Loan tiếp nhận 2.985 người tăng 3,10% so với tháng 11. Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 8.775 người, bình quân mỗi tháng đi được gần 731 người. Trong tháng 12 con số này là 882 người. Lao động đi làm

việc tại Hàn Quốc là 9.228 người, bình quân mỗi tháng Hàn Quốc tiếp nhận 769 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN giảm 39,34% so với năm 2011. Nguyên nhân cơ bản do một bộ phận lớn lao động VN hết hạn hợp đồng đã ở lại không về nước như cam kết nên phía bạn đã tạm dừng việc tiếp nhận lao động. Nếu tình hình này không được cải thiện đáng kể, thì nguy cơ việc tiếp nhận trở lại lao động VN tại thị trường Hàn Quốc sẽ là khó khăn.

Còn theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc trong tháng 5 năm 2013 là 6.312 lao động. Trong đó, thị trường Đài Loan: 3.296 lao động, Nhật Bản: 618 lao động, Hàn Quốc: 480 lao động.

Cơ cấu lao động xuất khẩu:

+ Cơ cấu lao động xuất khẩu theo trình độ tay nghề:

Thời gian qua cơ cấu lao động xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng đối với người lao động là chuyên gia, lao động có tay nghề và giảm về số lượng và tỷ trọng đối với lao động phổ thông, điều này phản ánh xu hướng thay đổi cơ bản trong những năm gần đây. Nếu xét cơ cấu lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài năm 2003 và năm 2009, thì số lượng lao động phổ thông đã giảm từ 77, 98% xuống còn 55,39% trong khi lao động đã qua đào tạo đã tăng từ 22,02% lên 44,61% , trong đó đặc biệt là chuyên gia kỹ thuật và lao động lành nghề tăng từ 2,44% lên 12,49%. (năm 2006 là 31,9%; năm 2007 là 34,5% lao động có tay nghề). Các hoạt động về xuất khẩu lao động từng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp, đã tạo cho người lao động xuất khẩu có thu nhập gửi về gia đình, tính bình quân mỗi năm, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước từ 1,6 tỷ USD đến 2 tỷ USD, riêng thị trường Hàn Quốc với gần 50.000 lao động, mỗi năm gửi về nước trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD[1], [19].

Tuy nhiên có một hạn chế lớn là chất lượng lao động còn thấp, mặc dù tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng lên gần 35% nhưng trình độ, kỹ năng chuyên sâu của nhiều lao động Việt Nam chưa thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và nước ngoài. Một số lao động làm việc ở nước

ngoài thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, vi phạm pháp luật nước sở tại, gây ảnh hưởng không tốt đối với lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

+ Cơ cấu ngành nghề lao động:

Hiện nay, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói chung và thị trường các nước Đông Bắc Á nói riêng đang tham gia lao động ở 30 nhóm ngành nghề khác nhau như xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt may, chế biến thủy sản, vận tải biển, đánh bắt thủy sản, dịch vụ, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp… Cụ thể là 45% lao động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, 26% trong lĩnh vực xây dựng, 20% trong lĩnh vực cơ khí, 6% trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thủy sản, 3% trong lĩnh vực khác.

+ Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính:

Cơ cấu này hiện đang nghiêng về phái nam với tỷ lệ 1 nữ 2 nam, tuy vậy tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động xuất khẩu hàng năm đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Bộ LĐ – TB & XH thì xuất khẩu lao động năm 2011 đạt 88.298 người trong đó có gần 32.000 lao động là nữ. Năm 2012, chỉ đưa được khoảng 80.000 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó có 26.800 người là nữ giới.

Bảng 7: Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009

Đơn vị: Người Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Malay sia Nga UAE Li Bi Ma Cao Khác Tổng Tổng 3793 5549 13202 1666 1484 3051 2660 2349 11880 45634 LĐ nữ 999 785 4782 1015 658 2310 219 2144

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

+ Cơ cấu lao động xuất khẩu theo vùng, miền, địa phương:

Cơ cấu này không có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Hiện nay có tất cả 63 tỉnh thành phố đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động

xuất khẩu hiện nay đang tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc chiếm tỷ lệ lớn khoảng 84% tổng số lao động xuất khẩu hàng năm. Theo số liệu của cục quản lý lao động ở nước ngoài năm 2009 số lao động đi làm việc ở nước ngoài tập trung ở một số tỉnh như: Bắc Giang 2886 người, Bắc Ninh 2600 người, Hưng Yên 2625 người, Hà Nội 2935 người, Thái Bình 2366 người, Thanh Hóa 8036 người, Nghệ An 8825 người, Hà Tĩnh 5203 người, Tp HCM 5673 người, …

2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường các nước Đông Bắc Á

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á (Trang 29 - 32)