Giai đoạn quyết định

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần may việt tiến và các giải pháp thực hiện (Trang 33 - 91)

Sử dụng thông tin được rút ra từ giai đoạn nhập vào để đánh giá khách quan các chiến lược khả thi có thể được lựa chọn ở giai đoạn kết hợp. Công cụ được sử dụng là ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (Quantitative strategic Planning Matrix, QSPM).

Ma trận QSPM theo Ferd R David8

gồm có 6 bước căn bản sau:

Bƣớc1: Liệt kê các cơ hội/mối đe doạ lớn từ bên ngoài và các điểm yếu điểm mạnh quan trọng ở bên trong doanh nghiệp.

Bƣớc 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, sự phân loại này giống như trong ma trận EFE, ma trận IFE.

Bƣớc 3: Xác định các chiến lược có thể thay thế mà doanh nghiệp nên xem xét để thực hiện.

Bƣớc 4: Xác định số điểm hấp dẫn theo từng chiến lược. Số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác, thang điểm đánh giá từ 1 đến 4: 1 là không hấp dẫn, 2 là hơi hấp dẫn, 3 là khá hấp dẫn, 4 là rất hấp dẫn.

Bƣớc 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, đây là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn.

Bƣớc 6: Cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM. Mức độ chênh lệch giữa cộng tổng số điểm hấp dẫn trong một nhóm chiến lược thì số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

1.2.5. Điểm hạn chế của qui trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh

Qui trình xây dựng chiến lược được trình bày ở trên theo ý kiến của tác giả vẫn còn tồn tại ít nhất một hạn chế. Đó là: Việc lập danh mục các yếu tố (bước 1) cũng như việc ấn định mức độ quan trọng của các yếu tố (bước 2) của các ma trận

EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận IFE là phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định chủ quan của doanh nghiệp (hoặc cá nhân người lập chiến lược). Vấn đề có thể được giải thích do tính thời điểm – những vấn đề kinh tế vĩ mô nổi bật trong những khoảng thời gian thì khác nhau. Tuy nhiên chính sự áp đặt mang tính chủ quan đó sẽ làm sai lệch đáng kể kết quả tổng số điểm quan trọng và quan trọng hơn là làm thay đổi kết quả của các bước tiếp theo.

Giải pháp khắc phục điểm hạn chế của qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh

Nhằm khắc phục một phần điểm hạn chế trong qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh được đề cập ở {1.2.3}, tác giả đề xuất sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia - Những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy về chiến lược kinh doanh và các nhà quản lý doanh nghiệp ngành dệt may.

Nội dung xin ý kiến chuyên gia tập trung vào 2 vấn đề: (1) Xác định danh mục các yếu tố môi trường (vĩ mô, vi mô), danh mục các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến kết quả SXKD của doanh nghiệp, danh mục các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực canh tranh cua doanh nghiệp; (2) Mức độ quan trọng của các yếu tố. Hình thức phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trong việc xin ý kiến các chuyên gia. Việc xin ý kiến được thực hiện với 30 chuyên gia.

Phiếu xin ý kiến chuyên gia là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Trong đó chứa đựng các phát biểu về: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố vi mô, các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến kết quả SXKD của doanh nghiệp; các yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thang đo được sử dụng là thang đo khoảng (Interval scale) 5 bậc (từ 1- Hoàn toàn không quan trọng, đến 5- Rất quan trọng) nhằm phát biểu đanh giá của các chuyên gia về mức độ quan trọng của các yếu tố.

CHƢƠNG II

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN ĐẾN NĂM 2020

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty CP may Việt Tiến

Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý (nay là Bộ Công Nghiệp).

Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.

Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp, toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Nhờ vào nổ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991)

Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ.

Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LI N HI P S N XU T – XU T NH P KH U MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin

về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 T NG CTY D T MAY VI T NAM ra đời.

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định: Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Vào ngày 21/3/2007, sở Kế hoạch và Đầu tư đã chấp nhận chuyển thể doanh nghiệp Nhà nước: Tổng công ty may Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)

Tên tiếng Việt: Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến;

Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION; Tên viết tắt: VTEC

Logo:

Địa chỉ: 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: 84-8-38640800 (22 lines)

Fax: 84-8-38645085-38654867

Email: vtec@hcm.vnn.vn, Website: http://www.viettien.com.vn

 CN Hà Nội: 37 Ngô Quyền, Hà Nội

 CN Hải Phòng: 27 Hoàng Văn Thụ, TP Hải Phòng

 CN Đà Nẵng: 102 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng

 CN Nha Trang: 204 Thống Nhất, TP Nha Trang

2.1.2. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh: Nhiệm vụ: Nhiệm vụ:

Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo qui định về thuế, nộp ngân sách lợi nhuận, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước

Kinh doanh đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt động mà Tổng công ty đã đăng kí với Nhà nước .

Đảm bảo hoạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh đạo, đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

Quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn được cung cấp, nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho ngày càng có hiệu quả, không ngừng lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu để đem lại lợi nhuận.

Xuất khẩu để thu ngoại tệ, bình ổn cán cân xuất khẩu, cán cân thanh toán. Nguồn ngoại tệ chính là nội lực để làm giàu đất nước trên con đường công nghiệp hóa hiện- đại hóa đất nước. n định thị trường may mặc trong nước nhằm hạn chế tình trạng công ty nước ngoài khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng.

Về mặt hiệu quả xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm cho trên 9000 người, chưa kể các công ty trực thuộc và liên doanh. Tính toàn bộ hệ thống công ty Mẹ-con của Tổng công ty may Việt Tiến đã giải quyết khoảng 20.000 lao động.

Tổng công ty thường xuyên trang bị và đổi mới trang thiết bị. Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho toàn thể cán bộ - công nhân viên .

Đảm bảo thực hiện tốt việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy. Thực hiện bảo vệ Tổng công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Xây dựng tốt Đảng bộ tại cơ sở, củng cố quan hệ với chính quyền và nhân dân tại địa phương công ty đặt trụ sở.

Tạo niềm tin đối với người tiêu dùng nhằm tranh thủ sự ủng hộ vào sự lớn mạnh và phát triển của Tổng công ty.

Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất quần áo các loại

Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;

Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện, âm thanh và ánh sáng.

Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp;

Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; Đầu tư và kinh doanh tài chính;

Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ 1 thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng giám đốc công ty- là người điều hành mọi chiến lược hoạt động của công ty.

Tham mưu cho Tổng giám đốc là phó Tổng giám đốc, các Giám đốc Điều Hành và các trưởng phòng ban. Mô hình này phát huy được tính chặt chẽ và khoa học của bộ máy quản lý, thông tin được lưu thông thông suốt, nhanh chống ít bị sai lệch.

Do đó, Ban Giám đốc có thể ra các quyết định giải quyết các tình huống một cách có hiệu quả.

Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty (phụ lục 1)

2.1.4. Sản phẩm và năng lực sản xuất của Tổng công ty

o jacket, áo khoác, bộ thể thao

o sơ mi, áo nữ

Quần áo các loại

Veston Các mặt hàng khác 13.100.000 15.130.000 12.370.000 300.000 1.000.000 sản phẩm / năm sản phẩm / năm sản phẩm / năm sản phẩm / năm sản phẩm / năm

2.2. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Tiến đến năm 2020

2.2.1. Xác định sứ mạng, mục tiêu của Tổng công ty

Căn cứ xác định:

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng phát triển, thâm nhập vào thị trường khu vưc và thế giới. Hình ảnh ngành dệt may Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiềm năng, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và ổn định, thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng. Ngành du lịch phát triển là cơ hội để ngành dệt may phát triển theo hướng xuất khẩu tại chỗ.

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, toàn diện của Trung Quốc và một số quốc gia khác, chịu sức ép về thuế “chống bán phá giá” khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU. Nguyên vật liệu phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, chưa hình thành được thị trường nguyên phụ liệu ngành Dệt may tập trung. Là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội, năng suất lao động thấp, và lao động dịch chuyển và biến động lớn.

Tổng Công ty cổ phần may Việt Tiến có năng lực sản xuất kinh doanh ngành dệt may từ các sản phẩm bình dân tới các sản phẩm thương hiệu cao,đội ngũ CBCNV có nhiều năm kinh nghiệm, thương hiệu của công ty được nhiều người

biết đến và có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp trong cả nước. Tuy nhiên, công ty cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như: tình hình tài chính, công tác nghiên cứu và phát triển, năng lực marketing, năng lực của hệ thống quản trị. Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước ngày càng gay gắt khốc liệt, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi công ty phải có những giải pháp chiến lược cơ bản: Chuyển từ chủ trương phát triển theo chiều rộng sang tập trung phát triển theo chiều sâu với những bước đi thận trọng, vững chắc.

Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp

- n định và phát triển sản xuất. Tiếp tục đầu tư và đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản xuất; kinh doanh có hiệu quả; đảm bảo cổ tức theo kế hoạch cho các cổ đông và gia tăng phần đóng góp cho ngân sách nhà nước.

- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế

- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP.

- Liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là nguyên liệu chính- nhằm cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa.

- Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái hàng giả của công ty.

2.2.2. Phân tích yếu tố môi trƣờng bên ngoài 2.2.2.1. Môi trƣờng vĩ mô

Các yếu tố pháp luật và chính trị

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, đang mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng “đa dang hóa, đa phương hóa’, quan hệ kinh tế

ngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chính sách phù hợp để tập trung phát triển kinh tế- xã hội với sự tham gia của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN, nhằm duy trì tỷ lệ tăng trưởng GDP với tốc độ cao trong thời gian tới.

Quốc hội và Chính phủ đang điều hành nền kinh tế một cách năng động và hiệu quả, cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cải cách hành chính, cải cách toàn diện nền kinh tế – xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật tiếp tục được xây dựng và sửa đổi hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần may việt tiến và các giải pháp thực hiện (Trang 33 - 91)