Tổng công ty cần triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng áp dụng các phần mềm trong thiết kế quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm. Cụ thể:
Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp. Hệ thống này cho phép doanh nghiệp lập ra các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị được nhanh chóng.
Tập trung nghiên cứu thử nghiệm công nghệ sản xuất ra những mặt hàng giá trị cao như Lycra, anti-stain, wrinkle-free, chống cháy, chống thấm.
Nghiên cứu những sản phẩm mới có lợi thế mà đối thủ cạnh tranh không có được bằng cách tìm kiếm những nhà cung cấp sợi mới đặc biệt, cho ra những loại mới thông qua công nghệ kéo sợi pha theo tỷ lệ thành phần sợi khác nhau, tạo hiệu ứng đặc biệt trên mặt hàng, công nghệ nhuộm chỉ cho thiết kế những mặt hàng có hiệu ứng sợi màu đặc biệt.
3.1.7. Giải pháp về bảo vệ thƣơng hiệu
Việc bảo vệ và nâng cấp thương hiệu là một vấn đề cấp bách của công ty, vì tình trạng hàng nhái hàng giả mang thương hiệu Việt Tiến đang tràn lan, vì thế cần có những biện pháp để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu và uy tín của công ty.
Giám sát, kiểm tra:
Công ty nên thành lập một đội công tác thường xuyên có mặt tại thị trường để kiểm tra, chụp ảnh, thu thập chứng cứ, ghi nhận địa chỉ, thống kê danh sách địa điểm vi phạm, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để có biện pháp đối chứng, ở các tỉnh thành phố xa thì ủy quyền cho các Tổng đại lý, chi nhánh Tổng công ty ở từng khu vực có trách nhiệm kiểm tra phát hiện và làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng tại địa phương đánh dẹp.
Giao trách nhiệm cho các đại lý kiểm tra phát hiện, kịp thời thông báo cho Tổng công ty theo phương châm “Công ty có lợi thì đại lý có lợi”.
Liên tục gửi văn bản cung cấp thông tin về sản phẩm nhái, giả, cửa hàng nhái, giả Việt Tiến cho các cơ quan chức năng như; cảnh sát kinh tế, sở văn hoá thông tin, sở thương mại và du lịch và cử cán bộ phối hợp kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chống hàng nhái, hàng giả
Truyền thông và hướng dẫn là công cụ đầu tiên và là công cụ quan trọng về hiệu quả để giúp người tiêu dùng nhận biết được cửa hàng, đại lý, sản phẩm Việt Tiến đúng, tránh bị nhằm lẫn khi mua hàng trước khi nhờ các cơ quan chức năng can thiệp. Việt Tiến phải tạo được hệ thống thông tin hướng dẫn rộng khắp như sau: - Phương tiện truyền thông sử dụng :
Phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, đài truyền hình các địa phương, đài phát thanh duy trì hàng tháng, quý trên chuyên mục “kiến thức tiêu dùng”
Phát tờ rơi về nhận biết của cửa hàng, đại lý chính thức của Tổng công ty.
Tư vấn và hướng dẫn trưc tiếp tại các hội chợ kết hợp với việc phát tờ rơi hướng dẫn cho người tiêu dùng.
Huấn luyện cho nhân viên bán hàng cửa hàng và các đại lý phương pháp giới thiệu và hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết sản phẩm Việt Tiến đúng, cửa hàng, đại lý Việt Tiến đúng.
- Nội dung truyền thông bao gồm:
Hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết mẫu bảng hiệu thống nhất của cửa hàng đại lý của Tổng công ty.
Hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết được danh sách, địa chỉ cửa hàng, đại lý Tổng công ty.
Hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm Việt Tiến về chất lượng.
Hướng dẫn người tiêu dùng một số đặc điểm cần lưu ý khi mua sản phẩm tại các cửa hàng không phải là cửa hàng, đại lý của Tổng công ty để tránh nhầm lẫn.
- Biện pháp kỹ thuật: Thay đổi, nâng cấp bao bì để chống nhái giả như nghiên cứu một số sản phẩm như tem chống hàng giả, màng ép chống giả, nhãn Code chỉ dẫn
nơi sản xuất, in chìm trên nhãn...để ứng dụng trên sản phẩm của công ty trong tương lai.
- Sử dụng rào cản tâm lý:
Truyền thông tạo ra nhận thức về chất lượng” Việt Tiến” hơn hẳn các sản phẩm giả và nhái.
Khách hàng đến cửa hàng Việt Tiến và đại lý chính thức sẽ được tư vấn nhiệt tình và hưởng ưu đãi thay vì mua hàng trôi nổi từ các cửa hàng hay điểm bán lề đường.
Ngoài ra Việt Tiến còn thực hiện chương trình khách hàng thân thiết để khuyến khích khách hàng xây dựng lòng trung thành với các sản phẩm Việt Tiến.
3.1.8. Giải pháp thị trƣờng
Đối với thị trƣờng xuất khẩu: Phải giữ vững thị trƣờng đã có b ng cách:
Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
Sử dụng hiệu quả các loại QUOTA được cấp.
Phân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phát triển thị trƣờng mới b ng cách:
Tăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội thảo.
Coi trọng thị trường Asean để tận dụng các ưu thế khi gia nhập Asean.
Tiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và các thị trường Free Quota.
Từng bước nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm, thay dần phương thức gia công, đến năm 2005, sản xuất FOB chiếm tỷ trọng 70% trong tổng doanh thu sản xuất.
Có chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Tiến ra thị trường thế giới.
Đối với thị trƣờng nội địa:
Hoàn thiện qui chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên phạm vi cả nước.
Mở rộng thêm các đại lý ở các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế như khu vực phía Bắc, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên đi đôi với chính sách cho từng khu vực.
Nghiên cứu chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng vùng.
Duy trì hội nghị khách hàng tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người tiêu dùng. Có chính sách hậu mãi sau bán hàng.
Nâng cao tỷ trọng tiêu thụ nội địa lên từ 30% đến 35% trong tổng doanh thu hàng mua nguyên liệu và bán thành phẩm.
3.1.9. Giải pháp về chi phí
Rút ngắn chi phí của quá trình sản xuất luôn lả bải toán hóc búa mà các doanh nghiệp luôn đi tìm lời giải. Đối với Việt Tiến cần:
p dụng chính sách không tăng ca được xem là biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí
DN phải thắt chặt chi phí đầu vào, tính toán giờ sản xuất, bố trí sản xuất phù hợp theo từng đơn đặt hàng và thời hạn giao hàng. Tiếp đến là giài pháp sản xuất những sản phẩm có hàm lượng cao, giá trị gia tăng cao, có tính ổn định và lâu dài để tránh phải làm tăng ca, tăng giờ, thêm chi phí như sản xuất những đơn hàng nhỏ, lấy số lượng bù chất lượng.
Ngoài ra công ty còn tiết giảm chi phí thông qua các cơ chế khoán. Theo đó tưng đơn vị đều có tính chủ động cao như hạ thấp dàn đèn chiếu sang, máy làm mát và máy lạnh chỉ mở vào giờ cao điểm, chuyển từ hơi đốt dầu sang đốt bằng than, mỗi năm sẽ tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng, mục tiêu cắt giảm chi phí toàn diện đặc biệt là trong sản xuất nhằm tăng hạ giá thành sản phẩm.
3.2. Các kiến nghị 3.2.1. Về phía nhà nƣớc 3.2.1. Về phía nhà nƣớc
Để hỗ trợ ngành dệt may phát triển, kiến nghị Chính phủ áp dụng thuế ưu đãi cho xuất khẩu. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng không cắt giảm định mức tín dụng đối với các doanh nghiệp dệt may.
Kiến nghị các cơ quan quản lý khác như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và Cục quản lý thị trường cần quyết liệt hơn trong việc xử lý, ngăn chặn và chấm dứt các đơn vị có hành vi chuyển tải bất hợp pháp hàng dệt may, đừng vì lợi ích cục bộ mà làm giảm uy tín hàng dệt may, dễ dẫn đến việc Hoa Kỳ áp đặt thuế chống bán phá giá cho hàng dệt may Việt Nam.
Bên cạnh đó kiến nghị Nhà nước có các biện pháp vĩ mô tránh tăng giá tiền đồng, có cơ quan cảnh báo để đưa ra những dự báo cho doanh nghiệp trước những biến động bất lợi từ bên ngoài.
Các cơ quan này cũng nên đơn giản hóa các thủ thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
3.2.2. Về phía doanh nghiệp
Cần nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ nhân lực, xây dựng một đội ngũ quản lý mạnh để quản lý thành công Việt Tiến.
Tổng công ty cần đẩy mạnh các công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sang các thị trường tiềm năng khác để mở rộng thị phần ví dụ như khối Asean, Trung Đông...
Tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng,... ảnh hưởng rất lớn đến việc kết quả thực hiện chiến lược, đề nghị Tcty phải kiểm tra công tác dự báo để việc thực hiện chiến lược đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
May mặc và thời trang hiện nay đã trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống hàng ngày. Khi đời sống ngày càng tăng cao, thu nhập người dân được cải thiện thì người tiêu dùng cần nhu cầu thể hiện mình hơn là nhu cầu sử dụng trong cuộc sống thường nhật. Việt Tiến từ lâu đã trở thành thương hiệu thời trang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn chứ không chỉ đơn thuần là một công ty may mặc.
Hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới dễ dàng xâm nhập thị trường trong nước. Thêm vào đó, thị trường dệt may nội địa đang có tốc độ tăng trưởng rất mạnh, mức độ cạnh tranh cũng hết sức khốc liệt. Vì vậy ngay, từ bây giờ Việt Tiến cần phải có sự đầu tư thích đáng vào cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ lao động, không ngừng cải tiến công nghệ, phát huy hiệu quả việc hoạch định chiến lược lâu dài và thực hiện chiến lược marketing phù hợp, khắc phục những mặt hạn chế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, để trở thành thương hiệu thời trang hàng đầu tại Việt Nam nói chung và được biết đến ở nhiều nước khác.
Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã đạt được một số thành quả nhất định trong suốt thời gian hoạt động vừa qua do có một lợi thế tiềm lực cơ sở vật chất mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật trình độ cao, có truyền thống và kinh nghiệm vượt khó qua từng giai đoạn phát triển… và với phương trâm đầy sức cạnh tranh “tiến độ nhanh, chất lượng tốt, chi phí giảm” Việt Tiến sẽ có nhiều cơ hội phát triển và vươn cao hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fred R. David, Khái luận về quản trị chiến lược ( Concepts of Strategic management ), NXB thống kê 2006
2. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội 2006
3. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản trị học, NXB thống kê 2005
4. Dương Ngọc Dũng, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael E. Porter
5. PGS.TS Đào Duy Huân, Quản trị học trong toàn cầu hóa, NXB thống kê 2006 6. GS.TS Hồ Đức Hùng, Quản trị marketing, Trường ĐH kinh tế 2004
7. Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê 2007
8. Nguyễn Đình Thọ, Nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh – Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin 2008 9. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nhà xuất bản Thống kê 2005, trang 9, 174-176, 254-256.
10.Nguyễn Quốc Tuấn, Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê 2006, trang 191- 217.
11. Gary D.Smith, Danny R.Anild, Bobby G.Bizell, Chính sách và chiến lược kinh doanh, Nhà xuất bàn Đồng Nai 1996.
12.Thanh Bình (2009), “Việt Nam đứng thứ 113 về môi trường kinh doanh thuận lợi”, Bản tin VNEXPRESS tháng 3/2009.
13.Báo kinh tế Châu Thái Bình Dương, “Ngành Dệt may Việt Nam; cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguồn www.vietnamtextile.org 14.Các Website: http://www.viettien.com.vn,