Áp dụng chế độ thời gian làm việc linh hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 49 - 52)

Công ty cũng có thể áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, liên hoàn trong những khoảng thời gian mà người lao động thoải mái về tư tưởng. Tùy theo từng hoạt động mà Công ty có thể lựa chọn cho mình một khoảng thời gian nào đó mà nhân viên nhất thiết phải có mặt. Thời gian làm việc của nhân viên không nhất thiết phải đồng nhất với thời gian hoạt động của Công ty.

Thời gian chốt là thời gian bắt buộc người lao động phải có mặt ở nơi làm việc, thời gian xê dịch nằm trong khoảng thời gian được phép linh hoạt

tức người lao động chọn thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Khi áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có lợi cho cả người lao động và cả xã hội

Đồng thời Công ty cũng nên kéo dài thời gian nghỉ trưa, tạo điều kiện cho nhân viên có thời gian hồi sức, nhất là đối với lao động tài phòng bảo dưỡng và sửa chữa.

Bên cạnh đó, ngày nghỉ cũng vô cùng quan trọng, Công ty nên bố trí lao động, sắp xếp tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ ít nhất một ngày trong tuần. Bởi ngoài công việc, người lao động cũng vẫn còn nhiều sự quan tâm khác như gia đình hay bạn bè, bao gồm cả đời sống tinh thần. Họ cũng cần được nghỉ ngơi để cân bằng cuộc sống của mình, không những có tác dụng phục hồi và lấy lại năng lượng cho tuần làm việc kế tiếp mà còn tạo ra những hiệu ứng tích cực trong Công ty.

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông cũng có thể học tập phương thức quản lý bằng áp dụng chế độ thời gian biểu linh hoạt của hãng ô tô BMW.

Tại BMW, công nhân sẵn sàng làm việc thêm từ 1 đến 2 giờ nếu như được yêu cầu, như đã từng xảy ra hàng chục lần tại nhà máy Dinglfing bên ngoài thành phố Munich vào năm ngoái. Nếu công việc tại một nhà máy nhiều hơn, các công nhân từ các nhà máy khác sẽ đến để hỗ trợ thông qua sự điều động của người quản lý. Nếu đơn đặt hàng nhiều, những công nhân này cũng làm luôn cả ngày thứ bảy. Việc áp dụng thời gian biểu làm việc linh hoạt nói trên của BMW bắt đầu từ những năm 1950, tại thời điểm mà công việc kinh doanh của hãng đang gặp nhiều khó khăn. Khi đó, các công nhân đã thuyết phục một cổ đông lớn của BMW cứu hãng này khỏi bị bán cho công ty khác. Đáp lại, họ chấp nhận nhượng bộ về mặt lương và quy định làm việc để cứu hãng BMW và công việc của mình.

Quay trở lại với trường hợp của Yamaha Phương Đông, mặc dù vẫn gắn bó với nghề nghiệp của mình nhưng khá nhiều nhân viên đang cảm thấy khó khăn khi phải "phân thân" cho công việc đòi hỏi chuyên môn cao và cuộc sống riêng bận rộn. Tâm trạng của họ ngày càng bất ổn, mất cân bằng. Họ cần một cách làm việc mới hơn và đòi hỏi một thời gian làm việc linh hoạt hơn. Việc nhân viên không thường xuyên có mặt đông đủ cũng sẽ cản trở việc kết hợp các nhóm, nhiệm vụ và ảnh hưởng năng suất lao động. Vậy nhưng người quản lý vẫn nên xem xét đến việc thiết lập những kế hoạch làm việc có tính cởi mở hơn.

Dưới đây là một số gợi ý để người quản lý thực hiện cơ chế linh hoạt nhằm tối đa hóa hiệu quả.

- Mục tiêu cho những nhân viên làm việc theo hệ thống giờ linh hoạt cần phải minh bạch: mục tiêu cần phải vừa cụ thể, vừa định hướng hành động để họ có thể đánh giá được kết quả công việc vào giai đoạn cuối. Cả quản lý và nhân viên phải thoả thuận về giới hạn trách nhiệm của mỗi bên. Đó là điều tối quan trọng, đặc biệt khi sử dụng những thiết bị viễn thông, việc truyền tải kết quả cuối cùng phải thật rõ ràng. Ví dụ, người quản lý muốn được báo cáo chi tiết công việc hay sản phẩm cuối cùng bằng điện thoại, Internet hay trực tiếp? Những bản thảo và một cú điện thoại là đủ hay cần một báo cáo bài bản?

- Vai trò của một nhân viên trong công ty cần phải được xác định thật rõ ràng. Mỗi người, dù là giám đốc hay nhân viên, đều cần phải thông suốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cũng như của người khác, nên biết được ai đang làm công việc gì và ai quản lý người đó. Điều này rất cần thiết khi công ty có những nhân viên làm việc ngoài văn phòng và chỉ liên lạc qua điện thoại hoặc thư điện tử. Khi sự minh bạch này không được đảm bảo, thì việc hiểu lầm, buộc tội lẫn nhau, bất đồng, mâu thuẫn và giảm sút năng suất là hệ quả tất yếu.

- Người quản lý phải quy định cách thức liên lạc trước khi để cho nhân viên làm việc theo thời khóa biểu linh hoạt. Mỗi nhà quản lý khác nhau sẽ

có những khả năng giám sát khác nhau, cũng như có yêu cầu liên lạc khác nhau đối với nhân viên của mình. Có người muốn có một bản tóm tắt viết tay về công việc trong tuần vào mỗi sáng thứ hai. Số khác cảm thấy hài lòng với một cú điện thoại. Trong khi đó, một số người lại cho rằng cần phải gặp mặt để trao đổi trực tiếp. Khi đó, người quản lý cần phải nói rõ mong muốn của mình và đừng quên đưa ra vài lời chỉ dẫn.

- Đặt ra một số giờ làm việc cố định đối với những nhân viên áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Dường như nếu một nhân viên càng ít có mặt tại văn phòng, người ta lại càng cần liên lạc với anh ta. Những người làm việc từ xa cần có một thời gian cụ thể khi anh ta luôn sẵn sàng nhận điện thoại hoặc thư từ. Nhiều nhà quản lý và những nhân viên làm việc theo hệ thống giờ linh hoạt đã khám phá ra khái niệm “giờ triệu tập”, nghĩa là khoảng thời gian tất cả các nhân viên phải có mặt tại trụ sở cơ quan. Ví dụ, nếu biết rằng tất cả các nhân viên sẽ có mặt tại một cuộc họp vào mỗi thứ ba, từ trưa đến 14h, người quản lý có thể giảm thiểu nỗi băn khoăn về hệ thống thời gian làm việc linh hoạt.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w