Yếu tố thuộc về người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 30 - 32)

Như đã phân tích ở trên, con người làm việc là để thỏa mãn các nhu cầu và phù hợp với những giá trị cá nhân của họ, nhu cầu đó có thể là vật chất, hoặc tinh thần. Nhưng dù với lý do gì, để người lao động làm việc hiệu quả và hăng say, thì nhà quản lý cần phải hiểu và đáp ứng được những nhu cầu này giống như Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới Zig Ziglar đã nói “bạn sẽ có được tất cả mọi thứ nếu như bạn giúp người khác có được thứ mà họ muốn”.

2.2.1.1 Nhu cầu của người lao động

Giống như tại bất kì doanh nghiệp nào khác, hay cũng giống giống như bất kì người lao động nào, nhân viên tại Yamaha Phương Đông, ngoài nhu cầu cơ bản thì đều có những nhu cầu như nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng…

Cụ thể, ở Yamaha Phương Đông, 82% số nhân viên cho rằng, làm việc trong một môi trường an toàn và thân thiện sẽ khiến họ có cảm giác thoải mái và làm việc tốt hơn khi chỉ đơn thuần là thu nhập cao. Trong khi đó, 14% nhân viên đánh giá cao yếu tố công bằng trong doanh nghiệp.Theo họ, họ chỉ có thể làm việc tốt nếu như có được sự công bằng trong đánh giá từ phía nhà quản lý.

Hoặc với những người có con nhỏ thì họ có nhu cầu đi làm về trước 17h30 để chuẩn bị bữa tối cho gia đình…

Nhận thấy, mỗi một đối tượng khác nhau với nhận thức khác nhau, thu nhập khác nhau và hoàn cảnh khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau.

2.2.1.2 Giá trị cá nhân

Tương tự như với nhu cầu, đối với giá trị cá nhân, mỗi cá nhân sẽ chọn cho mình những giá trị riêng và theo đuổi những giá trị ấy. Ví dụ như đối với những nhân viên trẻ, họ mang trong mình tinh thần nhiệt huyết, sự tự tin, và giá trị kéo của họ là sự giàu có, thành đạt, được công nhận. Bằng chứng là có

72% nhân viên tại công ty Yamaha Phương Đông đồng ý rằng mình làm việc chăm chỉ để được giàu có và thành đạt trong xã hội, trong khi đó, 25% số nhân viên còn lại làm việc vì mục tiêu đầu tiên là gia đình và chỉ có 3% cho rằng làm việc vì mục tiêu sức khỏe.

Đối nghịch với giá trị kéo là giá trị đẩy, giá trị đẩy là những điều mà chúng ta muốn tránh càng xa càng tốt, như: nghèo khó, thất bại, bất lực, bị lệ thuộc, cô đơn, mất danh dự, bất công, tan vỡ…

Và dù là giá trị kéo hay đẩy, thì tất cả những yếu tố này cũng góp phần tạo động lực cho người lao động.Vai trò của nhà quản lý là phải thấu hiểu, khai thác và tận dụng triệt để các giá trị trên.

2.2.2Yếu tố về ngành nghề

Những yếu tố thuộc về bản chất của công việc có thể kể đến như trình độ kỹ năng cần thiết, mức độ đồng nhất, tầm quan trọng, mức độ biệt lập của công việc, mức độ tiếp nhận thông tin phản hồi về thành tích của cá nhân. Mỗi một phòng ban, người lao động sẽ chịu trách nhiệm với những công việc khác nhau. Ví dụ như tại phòng Marketing, đòi hỏi nhân viên phải có bằng đại học hoặc chứng chỉ liên quan, những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp,đàm phán và thời gian làm việc sẽ khác so với nhân viên tại phòng phụ tùng hay sửa chữa…Mỗi công việc đều có tỷ trọng cao về một số đặc trưng nào đó và tỷ trọng thấp về những đặc trưng khác. Do đó, tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi loại công việc mà những người đảm nhiệm chúng có thể được thúc đẩy nhiều hay ít.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w