Bảng 5: Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến tinh thần người lao động trong công việc
Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu Công ty ủng hộ, đặt kỳ vọng cao
ở nhân viên 42% 42% 16% 0% 0%
Công ty tạo điều kiện cho nhân viên thăng tiến trong
công việc 19% 32% 49% 0% 0%
Công ty đối xử công bằng với nhân viên 14% 56% 14% 16% 0%
Lãnh đạo Công ty khích lệ nhân viên bằng lời khen 56% 31% 13% 0% 0%
Nguồn: Khảo sát bằng phiếu điều tra tại Công ty
Ủng hộ tích cực, đặt ra kỳ vọng cao
Đôi khi, một công việc nhìn bề ngoài và theo cảm nhận của người làm thì có thể công việc đó thật nhàm chán, không có động lực. Do đó, một trong những hoạt động tạo động lực cho người lao động đó là “làm giàu công việc”.
Tại Yamaha Phương Đông, người quản lý thường đặt ra mục tiêu cao hơn 20% so với khả năng của Công ty để mục tiêu mang tính thách thức, và cũng là để toàn Công ty nỗ lực hơn nữa, từ đó nâng cao khả năng của mình, và có tới 84% số nhân viên cho rằng việc đặt kỳ vọng cao trong công việc là cần thiết, điều đó giúp họ có động lực làm việc tốt hơn cả khả năng của họ.
Kỷ luật nghiêm và hiệu quả
Người lao động còn hoạt động vì động cơ kỷ cương, quy chế của nơi làm việc. Đây cũng là một động cơ làm việc quan trọng, vì người lao động thường chỉ mong có được một cuộc sống có thu nhập ổn định, họ rất sợ bị sa thải hoặc bị buộc thay đổi chỗ làm việc từ nơi có thu nhập cao sang nơi có thu nhập thấp.
Tính kỷ luật trong Công ty được thực hiện rất nghiêm khắc.Tuy thời gian làm việc hàng ngày nhân viên có thể đi trễ 5-10 phút, tuy nhiên, trong những cuộc họp, tính kỷ luật được thể hiện ở thời gian và thái độ của nhân viên trong khi làm việc. Với mỗi cá nhân đi muộn, tất cả đều bị phạt 100.000 hoặc với mỗi tiếng chuông điện thoại rung hoặc kêu lên trong cuộc họp, cá nhân đó cũng bị phạt 100.000 với bài học là: “tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm, nhưng chúng ta phải trả giá cho sai lầm đó”
Mặc dù với kỷ luật nghiêm như vậy nhưng hầu hết nhân viên lại rất ủng hộ điều đó, có đến 84% nhân viên cho rằng kỷ luật nghiêm là cần thiết và họ nghĩ áp lực trong công việc đôi khi lại giúp họ làm việc tốt và hiệu quả hơn/
Đối xử công bằng
Có câu : “ Không sợ ít, không sợ nhiều, chỉ sợ không công bằng” Việc đối xử công bằng hay phân biệt đối xử với các nhân viên khác nhau trong cùng Công ty của các nhà quản lý là một vấn đề hiển hiện. Nó thể hiện trong cách đánh giá, khen thưởng, phê bình nhân viên của các nhà lãnh đạo, thậm chí còn thể hiện qua cách xử sự trong các hành vi thông thường với nhau. Bên cạnh đấy, việc đối xử công bằng trong Công ty còn giúp các nhân viên cảm thấy rằng mình được tôn trọng, khiến họ có thêm lý do để cố gắng vì tin rằng, nếu mình cố gắng hơn nữa thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.
Hiểu được điều đó, nên người điều hành Công ty luôn cố gắng đối xử công bằng nhất có thể đối với tất cả các thành viên của tổ chức, để các thành viên cảm thấy được tôn trọng và nỗ lực nhiều hơn nữa.Mặc dù vậy, tuy nhiên những nhà lãnh đạo quá trình làm việc không thể tránh khỏi những thiếu sót có thể gây hiểu lầm đối với các nhân viên. Tại Yamaha Phương Đông, có tới 16% nhân viên cho rằng mình không được đối xử công bằng với các nhân viên khác, hay đơn giản chỉ là họ không được đánh giá đúng khả năng và làm được việc như mong đợi.
Khích lệ bằng lời khen
Sự khen ngợi chân thành mang lại tác dụng to lớn.Khi nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc, cần có sự khen ngợi xứng đáng. Không nên dùng những lời nói chung chung, qua loa như: "Cảm ơn anh đã cố gắng" mà phải dùng những lời nói cụ thể, mang tính phương hướng rõ ràng, mà hơn nữa, mà còn khen trước tập thể toàn Công ty, để nhân viên đó giữ mãi niềm tự hào và nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với lời khen đó.
Có 87% số ý kiến cho rằng mình có thể làm việc tốt hơn nhờ những lời khen ngợi từ phía những người lãnh đạo, đặc biệt tại những chương trình lớn của cả Công ty, những nhân viên được khen ngợi cảm thấy vô cùng hãnh diên và sẽ cố gắng làm tốt hơn ở nhiệm vụ sau.