Quan tâm hơn đến công tác bố trí, đề bạt và thăng tiến của người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 48 - 49)

động

Bất cứ cá nhân nào cũng mong muốn có những bước tiến trong sự nghiệp, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho nhân viên, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi đến và làm việc với tổ chức.

Việc tạo những cơ hội thăng tiến cho nhân viên giúp họ khẳng định và thể hiện mình, nhận ra những cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn trong thực thi nhiệm vụ. Minh bạch con đường thăng tiến cho mọi người và thiết lập hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả cá nhân là yêu cầu của bất cứ tổ chức nào. Muốn vậy, công ty cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc và đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận với cơ hội thăng tiến.

Ngoài ra, cần chú ý khơi dậy năng lực của những cá nhân yếu kém trong tổ chức để tạo ra một niềm tin tưởng và sự ủng hộ không chỉ từ chính những cá nhân đó, mà từ cả những cá nhân khác trong tập thể. Điều này còn tạo ra một bầu không khí để làm việc hiệu quả.

Mặt khác, thành công của nhân viên cũng là thành công của bản thân người lãnh đạo. Khi giúp nhân viên thăng tiến, bản thân nhà quản trị cũng tạo dựng sự thành công mới cho chính mình, bởi lẽ:

- Những phản hồi có tính hiệu quả giúp nâng cao năng lực lãnh đạo của chính nhà quản trị.

- Thực hiện được các kế hoạch phát triển nhân sự chứng tỏ nhà quản trị hoàn thành tốt vai trò quản lý nhân sự, góp phần phát triển nguồn lực quý báu cho công ty.

- Việc kết nối nhân viên với các mục tiêu của doanh nghiệp cho thấy nhà quản trị nhìn rõ bức tranh tổng thể cả trong hiện tại và tương lai của công ty , nhờ đó toàn bộ guồng máy của doanh nghiệp luôn sẵn sàng đổi mới để thích ứng

với hoàn cảnh mới và tiếp tục vươn lên, cho dù có nhiều thách thức đang chờ đợi ở phía trước.

Như thế, một khi phát triển đội ngũ nhân viên thành công, nhà quản lý cũng đã sẵn sàng tiến lên, đủ năng lực và trình độ để đảm trách một vị trí quản lý cao hơn.

Để chủ động trong quá trình sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động thăng tiến hợp lý đòi hỏi Công ty phải quan tâm hơn đến việc quy hoạch đội ngũ nhân viên, hoạt động này có thể tiến hành như sau:

- Thiết lập danh sách các vị trí công việc, chức danh cần quy hoạch và xác định số lượng người cho từng vị trí. Đồng thời dự đoán thời gian cần thay thế cho từng vị trí cụ thể và khả năng thay thế.

- Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có, tiến hành xem xét đánh giá và lựa chọn những cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc cần quy hoạch

- Xác định nội dung, chương trình và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên lớp kế cận.

- Việc đánh giá đội ngũ nhân viên cần phải tiến hành công khai, công bằng dựa trên những tiêu chí rõ ràng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w