Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 46 - 48)

công nhân viên

Công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp:

- Qua quá trình đào tạo người lao động không ngừng nắm vững được lý thuyết mà còn tiếp thu được những kỹ năng nghề nghiệp.

- Người lao động tiếp thu, làm quen và có thể sử dụng thành thạo những công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý. Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp mình.

- Doanh nghiệp có khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có thể tồn tại và phát triển.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động ở mỗi doanh nghiệp. Công ty muốn phát triển tốt, cần thực hiện tốt công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện tốt những việc sau:

- Thứ nhất, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách:

+ Tăng cường tuyển dụng lao động mới có trình độ chuyên môn cao.

đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật..

- Tiếp đến, công ty cũng cần lưu ý, đào tạo không chỉ chú trọng về mặt số lượng, mà quan trọng hơn là chất lượng nhân viên sau khi tham gia đào tạo. - Bố trí nhân viên làm công tác đúng chuyên ngành đào tạo để phát huy hết năng lực làm việc, kết hợp với các đơn vị, bộ phận để làm tốt hơn nữa việc sử dụng sắp xếp, bố trí lao động hợp lý để đảm bảo kết quả công việc cao nhất. - Xây dựng bộ máy tổ chức thống nhất, ổn định.

- Công ty cũng cần quan tâm đến kinh phí dành cho đào tạo, có biện pháp làm tăng kinh phí của doanh nghiệp dành cho đào tạo. Cần có chính sách hợp lý đối với những người tham gia đào tạo.

Bên cạnh đó, công ty cũng nên chủ động mở các lớp đào tạo, hỗ trợ cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên có thêm cơ hội học tập, công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho công ty cần thực hiện một cách bài bản chứ không chỉ ngồi chờ đợi các chương trình đào tạo từ hãng.

Đồng thời cần phải quan sát những ghi chép mà nhân viên ghi lại được trong quá trình thực hiện công việc để biết xem họ gặp phải những khó khăn gì hay cần có những cải tiến gì trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó cần so sánh sự khác nhau giữa yêu cầu của công việc và công việc thực tế để kịp thời đưa ra những nhu cầu đào tạo. Để so sánh kết quả giữa trình độ hiện có của người lao động với yêu cầu của công việc thì trước hết Công ty cần phải đánh giá đúng năng lực, trình độ của đội ngũ lao động. Từ những đánh giá đó, Công ty có thể biết được học viên của mình sẽ thu thập được điều gì qua khóa học và từ đó có thể cho đi đào tạo lại để có kết quả tốt hơn.

Xây dựng các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng đào tạo một cách chính xác và công bằng để đạt hiệu quả cao và tránh lãng phí, tránh trường hợp người cần được đào tạo thì không đào tạo, người không phù hợp thì lại được đi đào tạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông (Trang 46 - 48)