Tăng cường công tác quản lý và sử dụng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT công lập ở các khâu lập dự toán, chấp hành và

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

sự nghiệp giáo dục THPT công lập ở các khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN.

Quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT là công tác vô cùng quan trọng và cần thiết. Quy trình quản lý gồm ba khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó việc quản lý phải tiến hành đồng bộ trên cả ba khâu.

Khâu lập dự toán:

Dự toán phải được lập chi tiết, đầy đủ nội dung và nhi cầu chi, có tính thực tiễn cao để làm căn cứ vững chắc cho cơ quan chức năng phân bổ một cách hợp lý. Lập dự toán phải đúng theo mục lục ngân sách, căn cứ vào tình hình thực tế cũng như yêu câu phát triển sự nghiệp THPT trong thời gian tới. Để khắc phục những nhược điểm trong khâu này ta có những biện pháp:

+ Yêu cầu các trường THPT nộp dự toán kinh phí chi thường xuyên đúng thời gian quy đinh, theo đúng trình tự và phương pháp lập dự toán NSNN, mức chi cho các hoạt động giáo dục phải dựa trên cơ sở chính sách, chế độ tài chính hiện hành của nhà nước. Đồng thời lập dự toán phải bám sát các tiêu chuẩn, định

mức để đảm bảo khoản chi được đúng đối tượng, đúng mục đích, chi đúng, chi đủ và phù hợp với nguồn thu.

+ Sở Tài chính yêu cầu các trường THPT công lập phải lập dự toán kinh phí cho đơn vị mình chi tiết đên từng mục chi và phải sát với thực tế nhằm tăng tính khoa học cho dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị mình.

+ Tăng cường hơn nữa việc công khai dự toán ngân sách cho giáo dục THPT công lập qua các phương tiện thông tin (trang thông tin điện tử của thành phố, của Sở Tài chính, của Sở GD&ĐT…), báo cáo tại hội nghị ngành, công khai tại các đơn vị nhawmg tạo điều kiện kiểm soát nội bộ trong trường và giữa các trường với nhau.

+ Thực hiện chế độ trách nhiệm, nhằm đảm bảo các khoản chi được thực hiện theo dự toán giao. Đơn vị phải nhận thức được dự toán là mức chi cao nhất mà đơn vị được thực hiện trong năm trừ một số trường hợp đặc biệt.

Chấp hành dự toán:

+ Sở Tài chính phối hợp, Sở GD&ĐT phối hợp với KBNN kiểm tra, giám sát các khoản chi của các trường đảm bảo đúng chính sách, chế độ cũng như đúng với dự toán được duyệt.

+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất đối với việc sử dụng kinh phí tại các trường học để hạn chế những trường hợp chi sai mục đích, nếu có thì cũng phát hiện sớm để có biện pháp xử lý.

+ Hướng dẫn chi tiết cách làm việc với hệ thống thông tin quản lý tài chính và kho bạc mới – TABMIS. Sử dung tốt TABMIS cơ quan tài chính, KBNN và cả các đơn vị để có thể khai thác và cập nhật dữ liệu nhanh chóng và đồng bộ, nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng ngân sách tại các đơn vị dự toán, làm cho cơ sở cho việc điều hành ngân sách và tổng hợp báo cáo của các cơ quan chức năng.

+ Trong trường hợp phải điều chỉnh dự toán theo các nhóm mục chi, Sở Tài chính và KBNN nên thẩm định và xét duyệt trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các trường.

+ Trong khâu nàu cũng cần yêu cầu các trường THPT thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, sao cho việc hình thành nguồn kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí để phải được hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác và có đầy đủ các thủ tục thanh toán trước khi gửi KBNN duyệt chi.

Quyết toán:

Công tác lập báo cáo quyết toán phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời và thống nhất từ các đơn vị đến cơ quan cấp trên. Kèm theo các báo cáo là phần giải trình và đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được từ sử dụng nguồn kinh phí. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những gì đã làm được và chưa làm được để đưa ra những quyết định hợp lý cho năm ngân sách tới.

+ Yêu cầu các trường THPT công lập nộp đúng hạn báo cáo quyết toán lên Sở GD&ĐT tổng hợp và gửi lên Sở Tài chính đúng hạn.

+ Sở Tài chính phối hợp với Sở GD&ĐT, KBNN và các ban ngành có liên quan cùng thẩm tra số liệu quyết toán của các trường THPT cũng như các đơn cị sự nghiệp giáo dục thụ hưởng ngân sách.

+ Trong quá trình quyết toán cần xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm xem xét duyệt quyết toán của Sở Tài chính, trách nhiệm của các thủ trưởng đơn vị.

+ Trong quá trình quyêt toán phải xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55 - 57)