Quy trình quản lý:

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 49)

Quy trình quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT công lập tuân thủ nhu quy trình quản lý NSNN, gồm cả ba khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm toán.

Công tác lập và phân bổ dự toán:

Lập dự toán là khâu mở đầu của chu trình ngân sách, nó giúp cho người quản lý sử dụng tốt đồng tiền, khai thác triệt để các nguồn thu, phát hiện sớm

Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội Sở Tài chính thành phố Hà Nội Khối trường THPT công lập

những khó khăn, thuận lợi về tài chính để có kế hoạch chi tiêu và thực hiện đúng, tránh được những sai phạm về quy chế, quy định của Nhà nước về tài chính.

Vào khoảng thời gian tháng 7 hàng năm, công tác xây dựng dự toán cho năm sau được triển khai ở thành phố Hà Nội.

UBND thành phố căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về nhiệm vụ cụ thể trong năm sau của thành phố để ra thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách giáo dục đào tại cho Sở GD&ĐT, trong đó có các trường THPT.

Căn cứ vào quyết định số kiểm tra, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan cấp trên, các trường THPT lập dự toán ngân sách năm sau nộp Sở GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổng hợp gửi Sở Tài chính.

Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách cho GD&ĐT của thành phố, kết hợp với các ngành khác báo cáo lên UBND thành phố trình HĐND thành phố sau đó báo cáo Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư.

Sauk hi dự toán NSNN được Quốc hội thông qua, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân bổ dự toán ngân sách cho thành phố, căn cứ vào nghị quyết của HĐND, UBND thành phố quyêt định giao chỉ tiêu thu – chi NSNN cho các đơn vị giáo dục trong toàn thành phố, trong đó có các trương THPT công lập. Đồng thời Sở Tài chính thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ thu chi cho các đơn vị.

Ngoài ra, các khoản chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo được cân đối trong tổng chi ngân sách địa phương, hàng năm Trung ương còn bổ sung có mục

tiêu để thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển giáo dục và đào tạo (bổ xung kinh phí thực hiện đổi mới đồ dùng học tập, chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ vốn kiên cố hoá trường học…). Khoản kinh phí này được lập và giao dự toán cùng với giao dự toán kinh phí thường xuyên cân đối trong ngân sách thành phố.

Đối với các chương trình mục tiêu, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn chương trình mục tiêu của Trung ương giao, Sở kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở GD&ĐT báo cáo UBND trình HĐND thành phố quyết định.

Theo Luật ngân sách 2002, Chính phủ giao ngân sách ổn định cho các địa phương theo kỳ từ 3 đến 5 năm. Theo đó, thành phố Hà Nội xây dựng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội theo giai đoạn 5 năm. Năm 2011 là năm bắt đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới nên thường có sự tăng đột biến hơn so với hai năm 2009 và 2010. Các năm trong kỳ ổn định ngân sách thường là năm sau cao hơn năm trước, điều này phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của thành phố cũng như khả năng thu NSNN của thành phố.

Ưu điểm:

Trong những năm qua, việc lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT công lập trên địa bàn thành phố, Sở Tài chính thành phố Hà Nội đã chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, căn cứ mà Bộ Tài chính đã quy định, xây dựng định mức phân bổ chi hợp lý theo từng thời kỳ ổn định ngân sách dựa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Cơ sở lập dự toán tính trên số học sinh và định mức chi cho mỗi học sinh nên việc tính toán trong khâu lập dự toán đơn giản và dễ dàng hơn. Với khoản

chi cho con người, cách tính trong dự toán logic và khoa học nên việc lập dự toán là không mấy khó khăn. Về cơ bản là các đơn vị đã lập dự toán đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, hàng năm Sở Tài chính Hà Nội đều ban hành công văn hướng dẫn đầy đủ và chi tiết tới từng đơn vị.Sở GD&ĐT cũng tích cự đôn đốc các trường thực hiện lập dự toán đúng với thời gian và đúng theo yêu cầu.Do vậy về cơ bản việc lập dự toán của các trường là tương đối chính xác.

Nhược điểm:

Các trường không thật sự coi trong công tác lập dự toán, nhiều đơn vị chỉ lập lấy lệ, cho có hình thức chứ không thật sự hợp lý. Thêm vào đó là sự phối hợp giữa Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, các trường THPT cũng như các cơ quan có liên quan đến là không thật sự chặt chẽ. Điều này đã làm cho công tác tổng hợp và lập dự toán của Sở GD&ĐT cũng như Sở Tài chính gặp khá nhiều khó khăn và chính đơn vị đó cũng không đảm bảo được quyền lợi và dẫn đến tình trạng vẫn phải điều chỉnh ở cuối niên độ.

Việc thuyết minh dự toán của các đơn vị còn rất sơ sài, chưa nêu được ưu nhược điểm của công tác thực hiện dự toán năm trước để rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm kế hoạch. Điều này dẫn đến dự toán lập ra không chính xác, mục thiếu, mục lại thừa phải điều chỉnh lại dự toán làm chậm trễ trong thực hiện dự toán, chậm thời gian kiểm tra, thông báo dự toán của cơ quan tài chính.

Khi xây dựng dự toán cho các nội dung chi cụ thể, xu hướng chung là xây dựng cao hơn mức thực tế, dẫn đến tình trạng không sử dụng kinh phí chi cho các chương trình, gây thất thoát vốn NSNN.

Công tác chấp hành dự toán:

Theo nội dung phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách địa phương đã được HĐND phê duyệt và được UBND tỉnh quyết định thì việc chấp hành và cấp phát NSNN cho GD&ĐT cũng như giáo dục THPT được thực hiện như sau:

Sở Tài chính điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho Sở GD&ĐT. Sau khi HĐND phê duyệt dự toán thu chi NSNN, UBND thành phố quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách cho Sở GD&ĐT và các trường THPT. Sở Tài chính hướng dẫn nhiệm vụ thu chi NSNN cả năm cho từng đơn vị dự toán cấp I (Sở GD&ĐT) ngay từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được giao, các trường THPT lập dự toán thu chi của đơn vị cho cả năm, phân thành bốn quý, chi tiết theo các nhóm mục chi gửi Sở GD&ĐT, Sở Tài chính để theo dõi và KBNN để kiểm soát chi. Việc sử dụng kinh phí của các đơn vị thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Đối với kinh phí chương trình mục tiêu hoạc các khoản kinh phí bổ sung khác trong năm, Sở GD&ĐT trình Sở Tài chính cấp kinh phí hoặc phối hợp thực hiện đấu thầu tập trung tại tỉnh (như sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học…), về kinh phí bổ sung có mục tiêu cho các đơn vị cụ thể là các trường THPT để thanh toán cho các đơn vị trúng thầu qua đấu thầu tập trung.

Chấp hành dự toán là khâu biến các chỉ tiêu trong dự toán thành thực chi, đây là khâu có tính chất quyêt định, khẳng định tính đúng đắn của dự toán và đây cũng là khâu cần quản lý chặt chẽ nhất.

Mục tiêu cơ bản của việc chấp hành dự toán chi thường xuyên là đảm bảo phân phối nguồn một các hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

+ Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm dựa trên cơ sở dự toán chi đã xác định.

+ Đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp thời, chặt chẽ tránh mọi sơ hở gây lãng phí, thâm ô và thất thoát nguồn NSNN.

+ Trong quá trình sử dụng các khoản vốn, kinh phí do NSNN cấp phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi đó.

Trong việc chấp hành dự toán, thường thì các nội dung chi cho con người là việc rút và sử dụng kinh phí là thực hiện tương đối tốt. Những vướng mắc chủ yếu xảy ra ở nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm sửa chữa. Cần thắt chặt công tác thanh kiểm tra các đơn vị sử dụng NSNN về hai khoản chi này để tránh tham ô, tham nhũng gây thất thoát nguồn vốn NSNN. Chính vì vậy, nếu có khoản chi nào từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì phải có thông báo giá của cơ quan tài chính KBNN mới được thanh toán. Các khoản chi cần thiết mà không có trong dự toán thì phải làm tờ trình gửi Sở GD&ĐT báo cáo lên chủ tịch UBND phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt, Sở Tài chính gửi công văn tới KBNN để cấp phát kinh phí cho các trường.

Ưu điểm:

Nhìn chung, công tác điều hành và cấp phát kinh phí ngân sách cho hoạt động GD&ĐT của thủ đô thực hiện tương đối tốt theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn khác. Hai đối tượng chủ yếu của công tác này là KBNN và các đơn vị trường học. KBNN đã cấp phát kinh phí cho các trường ngay khi các trường có đầy đủ hồ sơ và chứng từ theo quy định, đồng thời hướng dẫn và tạo điều kiện cho các trường rút kinh phí được nhanh chóng. Bên cạnh đó, KBNN cũng phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các các khoản chi để tránh chi không đúng chê độ, không đủ hồ sơ.

Cơ chế cấp phát và quản lý điều hành ngân sách hiện nay được quy định tương đối cụ thể đồng thời tạo điều kiện cho các trường chủ động hơn trong việc nhận kinh phí. Kết quả đạt được là: Trả lương đúng hạn và đầy đủ cho giáo viên, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa được thẩm định trước khi ra

quyết định cấp phát và việc cấp phát phải đủ giấy tờ giúp cho ngân sách chủ động tránh thất thoát và lãng phí cũng, hơn nữa khi đã thẩm định rồi thì cũng giúp cho khâu quyết toán và kiểm toán thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

Tuy đã thực hiện theo dự toán, nhưng vẫn xảy ra tình trạng có những khoản chi sai, chi không đúng nội dung so với dự toán và có thể dẫn đến chi dồn vào cuối năm… là do công tác kiểm tra giám sát mang tính thường xuyên chưa cao, chỉ mới kiểm tra ở những thời điểm nhất định và ở khâu quyết toán nên không đánh giá chính xác tình hinhd sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp phát.

Phương pháp cấp phát, thanh toán đối với nội dung chi cho con người là các khoản thực chi, các nội dung chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ… như đã nói còn rất nhiều phức tạp vì là các khoản chi tạm ứng nên khó kiểm soát và gây thất thoát.

Công tác quyết toán và kiểm toán:

Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NSNN. Khâu này được tiến hành trên cơ sở xem xét, đánh giá, phân tích các khoản chi đã nêu trong báo cáo quyết toán của các đơn vị để xác nhận các khoản chi theo đúng dự toán, đúng chế độ chính sách Nhà nước quy định.

Nội dung khâu nàu bao gồm quyết toán nguồn kinh phí và tình hình sử dụng nguồn kinh phí đó. Công tác quyết toán được tiến hành theo nguyên tắc đơn vị dự toán cấp dưới phải nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị dự toán cấp trên phê duyệt.

Các trường nộp báo cáo quyết toán theo đúng chế độ, mẫu biểu do Nhà nước ban hành gửi Sở GD&ĐT tổng hợp gửi lên Sở Tài chính tiến hành kiểm tra quyết toán.

Để đánh giá kiểm tra việc sử dụng kinh phí, chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc quý và 20 ngày sau khi kết thúc năm phải được gửi về Sở kế hoạch và đầu tư. Trường nào nộp không đủ hồ sơ hoặc nộp không đúng thời gian báo cáo trên, Sở GD&ĐT sẽ tạm thời đình chỉ cấp phát dự toán, trừ các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương) cho tới khi nhận được báo cáo.

Các báo cáo này mang những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện ngân sách nói chung và chi thường xuyên nói riêng, nó giúp cơ quan quản lý là Sở Tài chính có thể nhanh chóng xác định các khâu có vấn đề cần giải quyết và xử lý kịp thời. Nó chỉ phát huy tác dụng tối đa khi được nộp kịp thời và được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài bảng báo cáo quyết toán năm về tình hình sử dụng kinh phí và kinh phí quyêt toán, các đơn vị phải gửi kèm cân đối tài khoản đến cuối ngày 31 tháng 12 hàng năm, bảng báo cáo thuyết minh quyết toán năm, bảng đối chiếu dự toán kinh phí có xác nhận của KBNN nơi mà các trường mở tài khoản giao dịch. Khi lập quyết toán các trường phải đối chiếu số thực rút tại KBN cả về tổng số và chi tiết.

Ưu điểm:

Đội ngũ cán bộ của Sở Tài chính, của Sở GD&ĐT có đủ năng lực và trình độ tổng hợp, phân tích đánh giá xử lý kịp thời nên số sai phạm là ngày càng giảm đi.

Sở Tài chính Hà Nội đã áp dụng quy trình quyết toán, kiểm toán khoa học, logic và có hệ thống nên tạo điều kiện cho Sở Tài chính, Sở GD&ĐT cũng như các trường tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí trong quyết toán. Công tác quyết toán, kiểm toán không phát hiện ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện, đây cũng là ưu điểm đồng thời cũng là nhược điểm của công tác này. Mặt tích cực là việc thực hiện dự toán của các đơn vị thực hiện tốt, sai phạm xảy ra là không nhiều.

Nhược điểm:

Công tác quyết toán NSNN diễn ra chậm do một số trường không nộp được quyết toán đúng hạn. Nguyên nhân là do một số ít các trường chất lượng cán bộ kế toán còn hạn chế, làm theo hợp đồng hoặc kiêm nhiệm, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w