Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục THPT công lập nói riêng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

NSNN cho sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục THPT công lập nói riêng.

Kiểm tra là việc làm cần thiết trong tất cả các khâu của một chu trình quản lý NSNN. Nếu không có công tác kiểm tra thì khó có thể đánh giá công tác quản lý có đạt hiệu quả hay không. Theo quy định hiện hành tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát,

thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được duyệt, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN chuẩn bị.

Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN ở các trường dưới nhiều hình thức như: Kiểm tra thường xuyên, định ký, đột xuất. Cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các trường từ khâu lập kế hoạch, lập và gửi quyết toán đúng thời gian, biểu mẫu, đúng mục lục ngân sách để qua đó kiểm tra tình hình và mức độ hoàn thành đối với từng nhóm mục chi. Tăng cường hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức thanh tra, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp sử dụng kinh phí sai mục đích, không đúng chế độ tiêu chuẩn quy định.

Để tăng cường công tác này, một mặt đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật cho cán bộ thanh tra. Mặt khác, trong điều hành NSNN phải chỉ đạo phản ánh đầy đủ vào NSNN tất cả các khoản thu, chi đồng thời phải sắp xếp lại các khoản chi theo đúng tính chất mới của nó.

Đối với các cơ quan tài chính: Cần phối hợp tốt hơn nữa với Sở GD&ĐT tăng cường kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi trường sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn định mức của chế độ chi NSNN hiện hành, góp phần nâng cao tình tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập.

Đối với KBNN: Với chức năng quản lý quỹ NSNN và là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. KBNN thực hiện kiểm soát chi khi thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN đã chuẩn chi. Để tránh sự chồng chéo về nội dung kiểm soát giữa cơ quan tài chính và KBNN cần xác định rõ nội dung kiểm soát của KBNN, có như vậy mới phân định trách nhiệm cũng như chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị trong quản lý NSNN cho giáo dục THPT công lập.

Phạm vi kiểm soát chi của KBNN là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của hồ sơ, chứng từ, tính hợp pháp của các chữ ký của người chuẩn chi và kế toán trưởng, số tiền chi trả có nằm trong dự toán được duyệt và có đúng mục lục ngân sách hay không và cuối cùng là việc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách hiện hành. KBNN có thể đình chỉ việc chi tiêu trong trường hợp không đủ các điều kiện và sử dụng kinh phí không đúng mục đích.

Ngoài việc kiểm tra, kiểm soát các nội dung nêu trên, KBNN các cấp cần quan tâm đến việc kiểm soát một cách chặt chẽ quỹ tiền mặt của các đơn vị sử dụng ngân sách, hạn chế khối lượng tiền mặt tồn dư tại các đơn vị quá lớn, tăng cường thanh toán băng hình thức chuyển khoản.

3.2.4.Tiếp tục triển khai thực hiện chế độ tự chủ tại các trường THPT công lập:

Để phát huy hơn nữa hiệu lực Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong các đơn vị giáo dục, các trường THPT, trong thời gian tới cần thực hiện tốt các việc sau:

+ Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, cải tiến quy trình làm việc, đẩy nhanh tiến độ áp ụng công nghệ thông tin vào các khâu trong quản lý tài chính nhằm tăng năng suất lao động, tinh giảm biên chế, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ viên chức.

+ Tiếp tục xây dựng và hoản chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ trong các trường theo hướng ngày càng khoa học, dân chủ. Thông qua hội nghi công nhân viên chức, các trường tổ chức thảo luận công khai quyết định quy chế chi tiêu nội bộ, cơ chế phân phối thu nhập, hình thức thanh toán thu nhập cho cán bộ, công chức, quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm, quy định mức trích lập các quỹ… để quy chế chi tiêu nội bộ trở thành căn cứ pháp lý cho quá trình quản lý tài chính ở các trường.

+ Thực hiện công tác công khai về tài chính ở các trường THPT và tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, chấn chỉnh các hiện tượng chi sai mục đích, chế độ, không có trong dự toán. Tổ chức các quộc họp trao đổi kinh nghiệm quản lý tài chính giữa các trường.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w