Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 40)

lập trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Để tìm hiểu về cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT công lặp của thành phố Hà Nội, trước hết ta đi tìm hiểu về cơ cấu nguồn chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT trên địa bàn thủ đô.

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Ngân sách cấp 368.325,3 85,5 445.614,5 86,2 622.302,7 85,2 Phí, lệ phí 55.571,9 12,9 63.585,4 12,3 95.682,7 13,1

Khác 6.892,6 1,6 7.754,3 1,5 12.416,8 1,7

Tổng 430.789,8 100 516.954,2 100 730.402,2 100

Nguồn: Phòng Hành chính sự nghiệp – Sở Tài chính Hà Nội

Qua bảng số liệu 2.5, ta thấy trong các nguồn chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT công lập thì nguồn do ngân sách cấp luôn chiếm tỷ lệ cao, trên 85% và hàng năm vẫn tăng về số tuyệt đối. Có điều này vì:

+ GD&ĐT thuộc nhiệm vụ của Nhà nước đảm nhận, là một loại hàng hoá công cộng mà nhà nước đảm nhận việc cung cấp và khuyến khích người dân sử dụng trong khi học phí và các khoản phí khác thì không thể thu cao được vì nếu thu cao quá thì số học sinh đi học sẽ giảm, qua đó dân trí giảm và kinh tế - xã hội không phát triển.

+ Các nguồn chi khác cho giáo dục còn rất hạn chế.

Từ đây đưa ra một phương pháp đó là phải tăng cường xã hội hoá giáo dục để giảm gánh nặng cho ngân sách chi cho giáo dục.

Vậy với quy mô giáo dục THPT ngày càng tăng thì thành phố Hà Nội cần phải quan tâm hơn nữa tới giáo dục THPT công lập bằng cách tăng cường chi NSNN cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cùng với đó là xây dựng đề án phát triển hợp lý để vừa đáp ứng được nhu cầu chi của nhà trường, vừa được xã hội chấp nhận. Song song với việc đó là phải nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách bằng cơ chế quản lý hợp lý, chi đúng mục đích, chống lãng phí thất thoát để tăng đầu tư cho giáo dục THPT công lập trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm cách nào để nâng cao hiệu quả chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, đảm bảo nhu cầu chi của các trường? Đây là một vấn đề nan giải đối với ngành giáo dục và ngành tài chính thủ đô. Giải quyêt được vấn đề này thì chính là tìm ra được giải pháp để quản lý

tốt nhất kinh phí chi thường xuyên của giáo dục THPT công lập thành phố Hà Nội. Nhờ đó mà chất lượng của giáo dục THPT công lập của thành phố sẽ tăng lên và có những tiến bộ vượt bậc.

Để tìm ra cách sử dụng hiệu quả NSNN, trước hết ta phải có cơ cấu chi cho giáo dục THPT một cách hợp lý. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN gồm 4 khoản chi: Chi cho con người, Chi nghiệp vụ chuyên môn, Chi mua sắm sửa chữa và xây dựng nhỏ, Chi khác. Như đã đề cập ở chương 1, trong chi thường xuyên, khoản chi cho con người luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng xấp xỉ 80%.

Bảng 2.6: Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THPT công lập

trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Ước thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng chi 430.789,8 100 516.954,2 100 730.402,2 100 Chi cho con

người 342.860,7 79,6 424.104,5 82,1 608.312,9 83,26 Chi nghiệp vụ chuyên môn 35.755,5 8,3 40.839,4 7,9 58.505,2 8,01 Chi mua sắm, sửa chữa 42.648,2 9,9 41.873,3 8,1 52.077,7 7,13 Chi khác 9.525,4 2,2 9.822,1 1,9 11686,4 1,6

Nguồn: Phòng HCSN – Sở Tài chính Hà Nội

Qua bảng 2.5, ta có thể thấy được cơ cấu chi thường xuyên của giáo dục THTP công lập thành phố Hà Nội là tương đối ổn định qua các năm. Chi cho con người tăng mạnh về số tuyệt đối, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì cũng chỉ tăng

nhẹ, mỗi năm từ 1 đến 2% và đảm bảo ở mức xấp xỉ 80%. Điều này cho thấy việc phân phối chi cho con người của Sở Tài chính cũng như Sở GD&ĐT thành phố là rất hiệu quả.

Tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn cao được đánh giá là chi thường xuyên có hiệu quả. Tuy nhiên, vào năm 2009 và năm 2010 thì tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn lại thấp hơn so với chi mua sắm sửa chữa. Năm 2009

là 1,6% và năm 2010 là 0.2% và đến năm 2011 thì tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn đã vượt tỷ trọng chi mua sắm sửa chữa 0,88%. Điều này chứng tỏ cơ cấu chi thường xuyên của thành phố Hà Nội đang được điều chỉnh đúng hướng. Vậy tại sao năm 2009 và năm 2010 chi mua sắm sửa chữa lại chiểm tỉ trọng lớn hơn? Năm 2008, Hà Nội mở rộng diện tích, nhiều huyện vùng núi của các tỉnh được sáp nhập vào thủ đô. Do cơ sở vật chất của các trường THPT của các vùng này chưa tốt, phải đầu tư mạnh vào trang bị cơ sở vật chất, phục vụ cho học tập nên cần có sự đầu tư mạnh vào mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Sang năm 2011, do tình hình cơ sở vật chất đã được cải thiện nên tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn đã tăng lên. V́ vậy, theo tôi tỷ trọng chi thường xuyên cho giáo dục THPT công lập thành phố các năm qua là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tế và kế hoạch đặt ra.

Các khoản chi khác chiếm tỷ trọng nhỏ, gồm các khoản chi của NSNN nhưng không được xếp vào 3 nhóm trên, bao gồm các khoản chi kỷ niệm ngày lễ lớn, hỗ trợ tiếp khách, trích lập các quỹ… Thường khoản chi này chỉ chiếm từ 1 đến 2%. Tuy nhiên vẫn phải quản lý chặt chẽ đảm bảo chi đúng chi đủ và tránh thất thoát ngân sách.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng chi thường xuyên NSNN của thành phố Hà Nội cho giáo dục THPT công lập ta xem xét cụ thể các nội dung chi cụ thể. Gồm: Chi cho con người; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm sửa chữa và Chi khác

Chi cho con người:

Con người là trung tâm và là nhân tố quan trọng nhất trong các hoạt động, các tổ chức do đó chi cho con người luôn là khoản chi có yêu tố quyết định tới việc duy trì và phát triển của tổ chức, hoạt động đó. Không ngoại lệ, ngành giáo

dục nói chung hay giáo dục THPT công lập thành phố Hà Nội nói riêng rất chú trọng tới vấn đề chi cho con người vì đây là khoản chi lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của công tác dạy và học. Chi cho con người bao gồm các khoản chi cho cán bộ giáo viên, nhân viên gồm: lương cơ bản, phụ cấp lương, các khoản phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân và 1 phần nhỏ là học bổng để khuyến khích học sinh học tập tốt. Số lượng cán bộ giáo viên tăng theo từng năm tức là khoản chi cho con người tăng lên. Các khoản chi này có ý nghĩa là tiền công chi trả cho sức lao động mà giáo viên đa bỏ ra công tác, cùng với các khoản chi thưởng, phúc lợi tập thể tạo ra sự yên tâm và khích lệ giáo viên công tác giảng dạy. Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công được ban hành đã làm thay đổi cơ chế quản lý chi cho con người theo hướng tích cực hơn và đảm bảo sẽ trả công xứng đáng cho cán bộ giáo viên.

Thực trạng cơ cấu chi cho con người đã được thể hiện trong bảng 2.6. Vậy trong giai đoạn 2009 – 2011 công tác quản lý chi cho con người của giáo dục THPT công lập đã có những thành tựu và khó khăn gì?

Bảng 2.7: Tình hình chi cho con người của giáo dục THPT công lập Hà Nội

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dự toán Thực hiện Tỷ trọng (%) Dự toán Thực hiện Tỷ trọng (%) Dự toán Ước thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng chi cho con người 306.254,8 342.860,7 100 386.549,5 424.104,5 100 608.312,9 608.312,9 100 Tiền lương 199.623,3 212.128,3 61,87 251.922,9 271.041,4 63,91 377.214,8 377.214,8 62,01 Phụ cấp lương 64.894,9 82.426,7 24,04 85.040,9 100.131,1 23,61 146.785,9 146.785,9 24,13 Phúc lợi xã hội 300 340 0,1 800 850 0,2 600 600 0,1 Các khoản đóng góp 34.436,6 39.930,7 11,35 39.985,7 42.352 9,98 70.942,2 70.942,2 11,66 Tiền thưởng 1.500 1.690 0,49 2.000 2.100 0,5 3050 3050 0,5 Học bổng 1.500 1.710 0,5 2.600 2.970 0,7 4250 4250 0,7 Các khoản thanh toán cho cá nhân 4.000 4.635 1,35 4.200 4.660 1,1 5450 5450 0,9

Nhận xét: Tổng chi cho con người ngày một tăng là do số lượng cán bộ

giáo viên ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố tăng đều qua các năm, bên cạnh đó là mức lương tối thiểu đang tăng lên theo từng năm để đảm bảo cán bộ giáo viên có thể sống bằng đồng lương của mình. Trong nội dung chi cho con người thì chi tiền lương chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Việc thực hiện chi tiền lương trong tổng chi cho con người cũng đều tăng so với dự toán và tăng theo từng năm tuy nhiên lại có tỷ trọng khá ổn định ở mức 62 đến 64% trong tổng chi cho con người. Năm 2009 tăng so với dự toán là 12.505 triệu đồng (tăng 6,3%) và năm 2010 tăng 19.118,5 triệu đồng (tăng 7,6%). Việc chi lương vượt so với dự toán là do các nguyên nhân sau:

Một là, các khoản chi cho con người là nhưng khoản chi cần thiết, bắt

buộc phải thực hiện. Điều này đã được quy định trong điều 81 Luật giáo dục 2005: “ Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của chính phủ”. Do đó, khi lập dự toán cũng như thực hiện dự toán cần đảm bảo ưu tiên thực hiện khoản chi này, kể cả khi nguồn vốn ngân sách có hạn thì các khoản chi khác chỉ được chi ra khi đã đảm bảo chi đủ cho khoản chi này.

Hai là, hàng năm Sở GD&ĐT đều tuyển thêm giáo viên mới cho khối

THPT công lập, và các trường cũng tuyển thêm giáo viên mới bằng những hợp đồng ngắn hạn. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân khách quan là thiếu giáo viên ở các trường.

Ba là, do tác động mạnh mẽ của các chính sách của Nhà nước, chi cho con

người cụ thể là chi lương đều được cải thiện. Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh tăng liên tục trong những năm lại đây (đã đề cập ở phần lập dự toán tiền lương), đảm bảo đời sống cho giáo viên.

Chi phụ cấp lương hàng năm cũng tăng và so với dự toán cũng tăng

17.531,8 triệu đồng (tăng 27,02%) vào năm 2009, con số này trong năm 2010 là 15.089,2 triệu đồng bằng với 17,74 %. So với tiền lương thì chi phụ cấp tiền

lương chênh lệch dự toán với thực hiện là tương đối lớn do số giáo viên tăng, lương cơ bản tăng. Một nguyên nhân nữa là phải trả phụ cấp làm thêm giờ cho giáo viên dạy học bổ túc cho học sinh yếu cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đi thi các giải học sinh giỏi các môn, các cuộc thi Olympic…

Các khoản đóng góp theo lương cũng tăng đều theo từng năm và cũng

vượt dự toán một khoản tương đối lớn. Năm 2009 là 5.494,1 triệu đồng bằng 15,95% và năm 2010 là 2.366,6 triệu đồng tương đương với 5,59%. Đó cũng là do số giáo viên tăng, lương cơ bản của giáo viên cũng được tăng nên kéo theo các khoản đóng góp theo lương cũng tăng lên do các khoản này thường được tính theo tỷ lệ đối với mức lương tối thiểu.

Các khoản thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi cho con

người. Đây là khoản chi tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường THPT, cùng với sự tăng về đội ngũ cán bộ giáo viên và để tăng thu nhập, đảm bảo cho cán bộ giáo viên có đời sống tốt hơn, yên tâm công tác thì khoản chi này là tương đối ổn định theo từng năm về số tuyệt đối, tuy nhiên lại giảm về tỷ trọng trong nội dung chi cho con người.

Các khoản chi phúc lợi xã hội, tiền thưởng, học bổng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi cho con người. Các khoản chi này nhằm khuyến khích học sinh học tập tốt hơn, giáo viên hăng say lao động hơn, góp phần tăng thêm thu nhập cho cán bộ giáo viên.

Chi nghiệp vụ chuyên môn:

Hoạt động nghiệp vụ chuyên môn ở các đơn vị HCSN được đảm bảo bằng nguồn kinh phì thường xuyên ở mỗi ngành đều có những đặc thù riêng. Hoạt động này ở ngành GD&ĐT là những hoạt động lien quan tới hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Thuộc nhóm này ở giáo dục THPT công lập có hai khoản chi lớn đó là chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục THPT và chi mua sắm vật liệu, nguyên liệu, năng lượng, tài liệu, đồ dung dạy học, sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu, văn phòng phẩm… Các khoản chi nghiệp vụ

chuyên môn của giáo dục THPT công lập như chi cho nghiên cứu, chi thuê chuyên gia, giáo viên để tư vấn và đào tạo đội ngũ giáo viên, chi phí tham quan học tập những điển hỉnh tiên tiến về nghiên cứu và ứng dụng quy trình công nghệ hay phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục cho giáo viên và cán bộ quản lý ở trong nước và ngoài nước… đều là những khoản chi mà xét về nội dung kinh tế của nó thực sự phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập.

Bảng 2.8: Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục THPT công

lập thành phố Hà Nội: Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Ước thực hiện Tổng chi NVCM 32.543,6 35.755,5 38.659,6 40.839,4 58.505,2 58.505,2 Mức độ thực hiện - 109,9% - 105,6% - 100% Chi NVCM ngành 22.633,2 22.633,2 27.095,2 27.566,6 38.818,2 38.818,2 Mức độ thực hiện - 100% - 101,7 - 100%

Chi SGK, tài liệu, văn phòng

phẩm...

9.901,4 13.122,3 11.564,4 13.272,8 19687 19687

Mức độ thực hiện - 132,5% - 114,8% - 100%

Nguồn: Phòng HCSN – Sở Tài chính thành phố Hà Nội

Thực tế, việc thực hiện chi nghiệp vụ chuyên môn cho giáo dục THPT công lập thành phố Hà Nội được thể hiện qua bản 2.8. Theo dõi bảng ta thấy được về cơ bản là các khoản chi này thực hiện tương đối sát với dự toán. Đặc biệt là các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn ngành, các năm đều bằng dự toán riêng năm 2010 vượt dự toán cũng chỉ 1,7%.Khoản chi này tăng đều qua các năm, năm 2010 tăng 4.933,4 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 11.245,6 triệu đồng so với năm 2010.

Các khoản chi cho SGK, tài liệu, văn phòng phẩm… tăng so với dự toán lớn hơn cũng dể hiểu vì những khoản chi này trong năm thay đổi nhiều do nhiều

lý do như có những tài liệu mới cần phải bổ xung và cập nhật, văn phòng phẩm dự toán thiếu do tăng số cán bộ giáo viên so với đầu năm…

Chi nghiệp vụ chuyên môn tăng mạnh dần theo từng năm và dự báo là sẽ

tiếp tục tăng trong vài năm tới do những cố gắng tăng cường chi cho mục chi này của Sở GD&ĐT cũng như Sở Tài chính. Thể hiện ở năm 2010 chỉ tăng được 5.083,9 triệu đồng nhưng năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 17.665,8 triệu đồng. Điều này có được vì chủ trương và chiến lược phát triển giáo dục của thủ đô là học đi đôi với hành và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường giảng dạy thực hành cho những môn mang tính thực tế cao như tin và

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w