Những hạn chế trên do các nguyên nhân sau đây:
Một là, tổ chức bộ máy quản lý chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa Sở
GD&ĐT với Sở Tài chính trong công tác quản lý đối với giáo dục THPT công lập nói riêng. Do đó chưa tham mưu, hướng dẫn cụ thể để khắc phục được những tồn đọng ở các trường.
Hai là, do khả năng dự báo còn hạn chế, NSNN có hạn, nhân lực trong
trên đầu học sinh vẫn mang tính bình quân, chưa xét tời điều kiện của từng trường được,
Ba là, một số cơ chế quản lý đã lỗi thời không phù hợp với cơ chế quản lý
tuy nhiên việc sửa đổi lại không thể diễn ra trong một sớm một chiều được mà cần có thời gian.
Bốn là, các đơn vị nhận thức về luật NSNN chưa thực sự đầy đủ cũng như
các văn bản khác của Nhà nước,
Năm là, khoản chi trả lương tăng thêm cho cán bộ giáo viên theo chế độ tự
chủ còn thấp do cả nguyên nhân chủ quan là khả năng tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị còn kém và nguyên nhân khách quan là nguồn thu chưa lớn nên cũng không thể tăng lương được cho cán bộ giáo viên.
Sáu là, một vài hiệu trưởng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, kiến thức về
tài chính còn ít dẫn tới thực hiện quy chế tài chính, lập dự toán, báo cáo quyết toán còn chậm trễ và không chính xác.
Bảy là, yếu tố con người trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo
dục còn hạn chế: Số lượng cán bộ nhỏ, lại có phạm vi quản lý rộng, chất lượng kế toán viên ở đơn vị là không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và chủ yếu là kiêm nhiệm. Thêm vào đó, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác kế toán lại chưa hợp lý nên khiến đội ngũ này không có tâm huyết với nghề nghiệp.
Kết luận: Việc quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
THPT công lập của thành phố là tương đối tốt, chặt chẽ và thực hiện đúng theo quy định , quy chế mà Nhà nước ban hành. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế, vì vậy tôi xin đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 3: