Phương hướng phát triển hệ thống GD&ĐT thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030:

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 55)

2020, tầm nhìn 2030:

Phát triển GD&ĐT gắn chặt chẽ với yêu cầu phát triển KT-XH của thủ đô văn minh – văn hiến, phát triển đô thị và nông hôn. Quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với quy hoạch thủ đô. GD&ĐT là khâu đột phá trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức, đặt biệt nhân lực phục vụ một số ngành có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao của vùng, cả nước và khu vực. Bảo về và phát huy bản sắc thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

Hiện đại hoá hệ thông GD&ĐT trên cơ sở đảm bảo nền tảng giáo dục cơ bản, kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của thủ đô và của đất nước. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm GD&ĐT chất lượng cao của cả nước tiến tới xây dựng mô hình giáo dục chất lượng cao bậc trung học và trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm ngoại ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Phát triển giáo dục và đào tạo phải đảm bảo tính thực tiễn, cơ bản, hiệu quả và đồng bộ, phù hợp với đặc điểm các vùng dân cư, đảm bảo công bằng trong GD&ĐT, quan tâm phát triển giáo dục cơ bản cho các đối tượng khó khăn, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thành quả GD&ĐT ở mức độ ngày càng cao.

Tăng cường quyền tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào tạo nhằm phát huy tính năng động, sang tạo, khai thác tối đa tiềm năng của mỗi nhà trường nhằm đáp ứng mọi nhu cầu học tập của nhân dân.

Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu tạo sự đột phá về chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế về GD&ĐT. Chủ động xây dựng mạng lưới trao đổi, liên kết trong nước, quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tiên phong trong việc thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập, gắn kết giữa các hình thức, bậc học và trình độ đào tạo.

Phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiêp phát triển GD&ĐT thủ đô. Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội cùng với các trường học, phối hợp chặt chẽ nhà trường – gia đình – xã hội chăm lo xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành một xã hội học tập trong môi trường giáo dục lành mạnh. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục tư thụ theo mô hình dịch vụ chất lượng cao, liên kết và hợp tác quốc tế.

Con số mục tiêu cụ thể:

- Tỷ lệ huy đông thanh thiếu niên đi học đúng độ tuổi THPT (từ 15 đến 17 tuổi) đạt 65% vào năm 2015 và 75% năm 2020.

- Số trường THPT công lập đạt trường chuẩn quốc gia năm 2015 là 40% và năm 2020 là 50%. Đầu tư xây dựng mô hình trường THPT thủ đô đạt chuẩn khu vực và quốc tế (đó là các trương học kiểu mẫu về các giá trị thanh lịch – văn minh, năng động – sáng tạo). Xây dựng trường trung học chất lượng cao với đầu vào là những học sinh khá, giỏi từ bậc THCS để đào tạo theo định hướng nghề nghiệp nhằm tạo nguồn tuyển sinh cho các trường đại học đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao.

- 100% giáo viên đạt chuẩn và 35% giáo viên trên chuẩn vào năm 2015.

Một phần của tài liệu một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi giáo dục trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 55)