Quy trình luân chuyển chứng từ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm (Trang 86 - 91)

II. Thực trạng thực hiện nghiệp vụ kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần than Hà Lầm

4,Quy trình luân chuyển chứng từ

Căn cứ vào chứng từ gốc, lý lịch TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật khác, công ty quản lý TSCĐ theo hồ sơ kế toán do phòng kế toán giữ. Bên cạnh đó TSCĐ còn được theo dõi trên thẻ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ, sổ TSCĐ.

Sổ chi tiết tăng giảm tài sản cố định được lập căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ khác liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ. Trên trang sổ chi tiết thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu quan trọng như tài sản, nơi sử dụng, diễn giải tăng giảm, nguyên giá TSCĐ... Sổ còn ghi chép những TSCĐ không dùng, chờ thanh lý... phát sinh trong kỳ.

Cuối kỳ căn cứ vào thẻ tài sản cố định, sổ chi tiết và các chứng từ khác liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và kê chi tiết TSCĐ. Song song với công tác hạch toán chi tiết TSCĐ công ty còn tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ, đây là khâu quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Mục đích hạch toán

tổng hợp nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn TSCĐ, cơ sở để tính hiệu quả kinh tế

5,Đánh giá TSCĐ

Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ: TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được tính giá theo nguyên giá(giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại

Nguyên giá tài sản cố định là giá trị tự mua sắm hoặc xây dựng ban đầu của TSCĐ tính cho khi TSCĐ đó được đưa vào sử dụng.

TSCĐ tính theo nguyên giá ban đầu gọi là nguyên giá. Nó bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc mua sắm,xây dựng tài sản kể cả chi phí vận chuyển đến lắp đặt chạy thử trước khi dùng.

*/.Xác định giá trị TSCĐ hữu hình.

Giá trị TSCĐ hữu hình phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:

- TSCĐ do doanh nghiệp mua sắm (kể cả TSCĐ mới và đã sử dụng).

Nguyên giá

TSCĐ =

Giá mua ghi trên

hoá đơn +

Chi phí vận chuyển của người bán thử trước khi sử dụng

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng mới, tự chế gồm:giá thành thực tế(giá trị quyết toán) của TSCĐ tự xây dựng,tự chế và chi phí lắp đặt chạy thử.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình thuộc vốn tham gia liên doanh đơn vị khác:giá trị TSCĐ do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử (nếu có).

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp gồm:giá trị ghi trong”biên bản bàn giao TSCĐ” của đơn vị và chi phí lắp đặt chạy thử(nếu có).

*/.Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình :

Đó là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế về thành lập,chuẩn bị sản xuất,về công tác nghiên cứu phát triển...số chi phí trả để mua quyền đặc nhượng phát minh sáng chế...

*/. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

Theo hình thức thuê TSCĐ tài chính, bên đi thuê ghi sổ kế toán giá trị TSCĐ theo nguyên giá tại thời điểm đi thuê như là đã được mua và ghi nợ sổ dài hạn toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê TSCĐ(bao gồm nguyên giá TSCĐ thuê và phần lãi trên vốn thuê phải trả).Việc xác định nguyên giá TSCĐ thuê trài chính tuỳ thuộc vào phương thức thuê(thuê mua ,thuê trực tiếp,thuê qua công ty cho thuê TSCĐ...) và tuỳ thuộc vào nội dung ghi trên hợp đồng thuê.

Trường hợp hai bên chỉ thoả thuận tổng số tiền thuê phải trả thì bên đi thuê phải tình ra giá hiện tại của TSCĐ để ghi ở sổ.

*/. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐ là phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa được chuyển vào giá trị của sản phẩm hay là phần giá trị sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn.Giá trị hao mòn được xác định dựa vào số trích khấu hao hàng tháng

Giá trị hao mòn TSCĐ = nguyên giá - khấu hao trích của TSCĐ

*/. Đánh giá theo giá trị hao mòn.

Giá trị hao mòn TSCĐ là phần vốn đầu tư coi như đã thu hồi của một TSCĐ ở một thời điểm nhất định.

Đánh giá TSCĐ theo giá trị hao mòn giúp cho ta nhận biết được tình hình sử dụng và trích khấu hao TSCĐ,phản ánh quy mô số vốn đầu tư vào TSCĐ đã được thu hồi để có kế hoặc tái đầu tư TSCĐ

giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được tiến hành bình thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu của việc quản lý tài sản cố định: TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ về nguyên giá, giá trị còn lại về giá trị hao mòn, về tình hình sửa chữa bảo dưỡng, tình hình thu hồi vốn khấu hao,về thanh lý về nguồn hình thành TSCĐ...Nói cách khác phải quản lý TSXĐ như một yếu tố tư liệu sản xuất cơ bản, bộ phận cơ bản nhất là vốn kinh doanh. Đảm bảo, bảo toàn vốn sau mỗi niên độ kế toán kể cả vốn do nhà nước cấp và vốn do doanh nghiệp tự bổ sung. Phải thể hiện được phần TSCĐ đã dùngvà tiêu hao vói tư cách là một khoản chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, để bảo toàn sử dụng TSCĐ có hiệu quả, đúng mục đích, để tài sản không những tồn tại mà “sống có ích” cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý còn phải đảm bảo khả năng tái sản xuất và có kế hoạch đầu tư mới.

Kết luận

Trong mọi doanh nghiệp, công tác sử dụng TSCĐ bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng vì nó liên quan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó Công ty CP Than Hà Lầm muốn hoàn thành được nhiệm vụ SXKD cần thiết phải quan tấm tới việc quản lý, sử dụng TSCĐ nói chung và công tác hạch toán TSCĐ nói riêng vì đó là điều kiện thúc đâỷ năng suất lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc quản lý, sử dụng TSCĐ Công ty cấn phải chú trọng đến việc nâng cấp TS, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên khi sử dụng tài sản làm cho người lao động yên tâm trong lao động sản xuất.

Qua tìm hiểu và đã nêu những mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu cần lập tức đề ra các biện pháp khắc phục như :

_ Công ty nên tăng cường công tác quản lý và thu hồi công nợ, giảm lãi vay và nợ khó đòi.

_Cử công nhân đi học tập nâng cao kiến thức và tay nghề

_Ổn định bộ máy lao động tiền lương,tập trung mở rộng quy mô sản xuất _Nghiên cứu thị trường để đề ra phương án kinh doanh tốt nhất

_Nâng cao chất lượng sản phẩm

_Công ty phải đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất,an toàn cho công nhân lao động

Sau một thời gian về thực tập tại Công ty CP Than Hà Lầm - vinacomin em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng phát triển, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên tương đối ổn định và không ngừng tăng trưởng. Công tác hạch toán kế toán của Công ty thực hiện đúng theo chế độ chính sách của nhà nước qui định. Qui trình hạch toán , chứng từ, sổ sách bảng biểu rõ ràng cụ thể. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế đã nói ở trên có thể dễ dàng khắc phục được

Em hy vọng trong những năm tiếp theo với bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý và với tập thể cùng đồng tâm hiệp lực, đoàn kết, năng động trong sản xuất,Công ty CP Than Hà Lầm - Vinacomin sẽ không ngừng lớn mạnh, phát triển và phát triển bền vững.

Cuối cùng em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Công ty CP Than Hà Lầm - Vinacomin, CBNV phòng kế toán tài chính đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại phòng.

Em trân trọng cám ơn các cô giáo đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này !

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm (Trang 86 - 91)