Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm (Trang 44 - 49)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần than Hà Lầm trong năm 2013 được đánh giá chung qua các chỉ tiêu được tập hợp trong “Bảng 1”

Nhìn vào bảng số liệu, cho thấy mặc dù trong năm 2013 Công ty gặp rất nhiều khó khăn song hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn đạt hiệu quả,lợi nhuận tăng lên rõ rệt. Để thấy được các mặt mạnh cũng như những yếu kém trong sản xuất kinh doanh,ta tiến hành phân tích cụ thể từng chỉ tiêu:

Về chỉ tiêu sản lượng: Sản lượng than năm 2013 giảm 850.382 tấn,tương ứng giảm 20,02% so với năm 2012.Có thể nói sản lượng than công ty khai thác chế biến giảm đi đáng kể,tuy nhiên lượng than làm ra với chất lượng tốt hơn,đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất chế biến phục vụ khách hàng của công ty.

Giá bán than tăng 123.302 đồng/tấn tương đương tăng 18,60 % so với năm 2012.Việc giá thành sản xuất than ngày càng cao, đồng thời giá bán than trên thị truờng nội địa lại chịu sự điều tiết của Nhà nước, đặc biệt là giá bán than được đặt thấp và chặt chẽ hơn từ khi Tổng Công ty than Việt Nam chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam, các Công ty thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,việc giảm giá thành bán than là vô cùng khó khăn

Tổng doanh thu năm 2013 tăng 341.503.800.036 đồng,tương ứng tăng 22,51% so với năm 2012.Tổng doanh thu tăng chủ yếu là doanh thu than vì Công ty tập trung khai thác than là chủ yếu.Do chất lượng than tốt đáp ứng được nhu cầu khách hàng, không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần bằng tổng doanh thu.

Tổng chi phí năm 2013 tăng 329.955.147.844 đồng tương ứng tăng 22,04 % so với năm 2012.Bởi trong điều kiện khai thác ngày càng phức tạp phải đầu tư công nghệ máy móc thiết bị hiện đại, máy móc thiết bị được sử dụng trong Công ty hầu hết là đã có thời gian khấu hao nhiều, làm tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn và tốn kém cho chi phí sửa chữa, điều kiện sản xuất khó khăn, giá cả các yếu tố đầu vào như vật tư, nhiên liệu…đều tăng dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao

Sau khi trừ đi khoản thuế TNDN nộp ngân sách Nhà nước, lợi nhuận sau thuế của Công ty tương đối cao. Cụ thể là năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với năm 2010 là 8.842.740.605 đồng,tương ứng tăng 42,57 %.Chứng tỏ trong năm Công ty đã nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn và tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý dẫn đến sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận của Công ty tăng lên.

Tổng số lao động toàn Công ty năm 2011 giảm 126 người so với năm trước do một số người về hưu,chuyển công tác hoặc đi đào tạo nâng cao tay nghề.Công tác quản lý lao động trong Công ty là khá tốt, Công ty cần có kế hoạch tăng năng suất lao động hơn nữa nhằm tăng quy mô sản xuất. Tiền lương bình quân của mỗi công nhân viên tăng lên 677.784 đồng/người/tháng,ngoài lương cơ bản ra,công ty còn có chế độ khen thưởng công nhân viên xuất sắc, thưởng những ngày lễ tết, thưởng làm thêm giờ làm cho thu nhập bình quân của mỗi công nhân viên tăng

lên.Mặc dù trong năm Công ty gặp nhiều khó khăn song Công ty vẫn đảm bảo được nguồn thu nhập hợp lý cho người lao động.

Công ty đã thực hiện tốt,đầy đủ nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nước và đảm bảo tốt công tác bảo hiểm cho người lao động.

Qua bảng Tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu năm 2012-2013,ta thấy rằng Công ty Cổ phần than Hà Lầm đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.Song để đẩy mạnh quy mô sản xuất, phát triển bền vững hơn thì Công ty cần quan tâm đến vấn đề tăng sản lượng,đẩy mạnh năng suất lao động,tăng chất lượng sản phẩm để kinh doanh có hiệu quả hơn nữa.

Phần II

Tìm hiểu về công tác tài chính tại đơn vị I. Lý luận về tài chính doanh nghiệp I. Lý luận về tài chính doanh nghiệp

1. Khái niệm

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh nó, những mối quan hệ này nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.Hệ thống các mối quan hệ đó rất phức tạp, đan xen lẫn nhau nhưng có thể phân chia thành các nhóm cơ bản sau: Nhóm 1: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Đây là mối quan hệ nộp, cấp. Nhà nước có thể cấp vốn, góp vốn cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

Nhóm 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức và cá nhân khác ở các thị trường. Đây là các quan hệ trong việc mua bán trao

đổi hàng hoá, sản phẩm ở thị trường hàng hoá, mua bán trao đổi quyền sử dụng sức lao động ở thị trường lao động.

Nhóm 3 : Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, tín dụng như: Ngân hàng... Đây là quan hệ trong việc trao đổi, mua bán quyền sử dụng vốn ở thị trường tài chính.

Nhóm 4: Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp. Đây là các quan hệ chuyển giao vốn, quan hệ trong việc thu hộ, chi hộ giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp với doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên như là việc thanh toán lương, thưởng, vay và trả tiền vốn, tiền lãi và yêu cầu các cá nhân vi phạm hợp đồng và kỷ luật lao động bồi thường thiệt hại hoặc nộp các khoản tiền phạt.

2. Chức năng

2.1 Chức năng phân phối

Chức năng phân phối là một khả năng khách quan vốn có của phạm trù tài chính nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng. Con người nhận thức và vận dụng khả năng này để tiến hành phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, nhằm thoả mãn những nhu cầu của chủ doanh nghiệp. Đối tượng phân phối của tài chính doanh nghiệp là các nguồn tài chính của doanh nghiệp, đó chính là những giá trị của cải mới sáng tạo ra trong kỳ, những giá trị của cải đã tích luỹ từ trước... Chủ thể phân phối là chủ doanh nghiệp và nhà nước. Quá trình phân phối diễn ra trước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, việc phân phối phải dựa trên các tiêu chuẩn và định mức được tính toán một cách khoa học trên nền tảng là hệ thống các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi trường xung quanh. Phân phối hợp lý là mục đích mà chủ thể mong muốn. Nếu phân tích không chi tiết, tính toán không chính xác

có thể gây ra sự mất cân đối các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh làm cho quá trình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả cao. Đồng thời để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế thường xuyên thay đổi thì các tiêu chuẩn, định mức phân phối ở mỗi quá trình sản xuất kinh doanh phải thường xuyên được điều chỉnh, uốn nắn. 2.2 Chức năng giám đốc

Giám đốc tài chính doanh nghiệp là việc theo dõi, giám sát. Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình phân phối, cụ thể là quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Chủ thể giám đốc tài chính doanh nghiệp là chủ thể phân phối tài chính doanh nghiệp, cụ thể là chủ doanh nghiệp và nhà nước. Mục đích của giám đốc tài chính doanh nghiệp là kiểm tra tính hợp lý, tính đúng đắn và hiệu quả của quá trình phân phối tài chính. Từ kết quả của việc giám đốc mà chủ thể có phương hướng, biện pháp điều chỉnh cho quá trình phân phối tài chính doanh nghiệp hợp lý hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Chức năng giám đốc bằng đồng tiền của tài chính là thuộc tính vốn có của nó. Nó luôn luôn tồn tại và luôn luôn đúng.

3. Nhiệm vụ của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp

– Thiết lập những mối quan hệ khăng khít với thị trường vốn để luôn luôn chủ động về vốn cho sản xuất kinh doanh.

– Xác định mục đích phân phối vốn đúng đắn, rõ ràng.

– Tính toán chính xác các tiêu chuẩn phân phối vốn đúng với các mục đích đã xác định.

– Tổ chức thực hiện công tác bảo toàn vốn một cách khoa học.

– Tổ chức công tác theo dõi, ghi chép phản ánh đầy đủ, liên tục, có hệ thống các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Tổ chức công tác phân tích đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các định mức và tiêu chuẩn phân phối, tình hình thực hiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính để kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế xung quanh từ đó có những quyết định điều chỉnh hợp lý.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm (Trang 44 - 49)