Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm (Trang 49 - 52)

Hệ thống BCTC quy định cho các doanh nghiệp bao gồm: – Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN – Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09- DN

1. Bảng cân đối kế toán

1.1 Bản chất và mục đích

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm đó. Đây là một BCTC có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.

Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và chi tiết giá trị từng loại tài sản. Cho biết giá trị hiện có của toàn bộ các nguồn vốn và chi tiết giá trị từng nguồn vốn ở hai thời điểm đầu năm và cuối kỳ báo cáo.Từ số liệu của bảng cân đối kế toán, ta có thể xác định được cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của doanh

nghiệp tại các thời điểm đó. Cung cấp số liệu để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ. Qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.., đánh giá tình hình thanh toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp...

Phương pháp lập

– Sử dụng mẫu biểu theo quy định của Bộ tài chính

– Số đầu năm lấy từ số cuối kỳ báo cáo năm trước.

– Số cuối kỳ phần Tài sản lấy số dư Nợ cuối kỳ các tài khoản tương ứng. Một số khoản mục nằm trong phần tài sản nhưng quy luật vận động của chúng có thể không hoàn toàn giống với các loại tài sản khác. Điều đó gây ra hiện tượng số dư tài khoản phản ánh khoản mục tài sản đó có thể nằm bên Có, trái ngược với các loại tài sản khác. Với những khoản mục đó (trên tài khoản có số dư Có) ta phải đưa vào bảng dưới hình thức dấu âm mà thông thường được viết trong ngoặc đơn bao gồm : hao mòn TSCĐ, các khoản trích lập dự phòng...

– Số cuối kỳ phần nguồn vốn lấy số dư có cuối kỳ các tài khoản tương ứng. Đối với các khoản nguồn vốn vận động trái quy luật, khi thì có số dư Có, khi lại có số dư Nợ trên tài khoản phản ánh chúng. Khi một khoản nào đó có số dư Nợ thì giá trị đó đưa vào bảng CĐKT dưới dạng số âm và được ghi trong ngoặc đơn.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.1 Bản chất và mục đích

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả kinh doanh: lãi hay lỗ

trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một BCTC tổng hợp , phản ánh tổng quát tình hình và kết quả trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tíêt theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác. Thông qua các chỉ tiêu, có thể kiểm tra phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, thực hiện dự toán chi phí sản xuất, thực hiện kế hoạch thu nhập và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời qua đó đánh giá xu hướng của doanh nghiệp qua các thời kì khác nhau.

Phương pháp lập

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh kì trước.

Căn cứ vào sổ kế toán : Số phát sinh các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.1 Bản chất và ý nghĩa

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.Dựa vào đó, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán lượng tiền tiếp theo. Đây thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến tình hình tiền của doanh nghiệp, cụ thể là những thông tin về các khoản tiền doanh nghiệp nhận được và chi ra trong kì. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, dòng tiền thực xuất quỹ.Trên cơ sở đó, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ

cuối kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.

3.2 Phương pháp lập

Phương pháp trực tiếp : Nhằm xác định trực tiếp dòng thu (hoặc chi) một cách riêng biệt từng dòng tiền phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó lấy tổng dòng thu trừ đi tổng dòng chi ta được dòng tiền thuần.

Phương pháp gián tiếp : không cung cấp thông tin trực tiếp của từng dòng tiền riêng biệt của hoạt động kinh doanh, mà bắt đầu từ thu nhập thuần rồi điều chỉnh các khoản thực chi hoặc thực thu để xác định dòng tiền lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh.

Hai phương pháp trên được lập chỉ khác nhau ở hoạt động sản xuất kinh doanh, còn hoạt động đầu tư và tài chính giống nhau

4. Thuyết minh báo cáo tài chính

4.1 Bản chất và mục đích

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công tác kế toán tài sản cố định của công ty cổ phần than hà lầm (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w