7. Cấu trúc luận văn
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng tiếng Việt của học
Dẫn nhập
Qua phần khảo sát đã trình bày ở chƣơng 2, tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên về các phƣơng diện: từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm (thể hiện qua chữ viết), chính tả, văn bản đã bộc lộ những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Có những phƣơng diện, việc sử dụng tiếng Việt của các em gần nhƣ tƣơng đƣơng với học sinh trƣờng ngoài ở cấp học THPT trên địa bàn thành phố và có phƣơng diện sự chênh lệch vẫn còn. Sở dĩ có những khác biệt đó là do các em chịu ảnh hƣởng từ một số nhân tố trong và ngoài nhà trƣờng. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng tiếng Việt của các em và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên.
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên
3.1.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặc biệt quan tâm tới đời sống xã hội của các dân tộc thiểu số bằng những chính sách cụ thể. Đó là hệ thống các các chính sách về kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh…Hệ thống nguyên tắc đó cũng thể hiện nguyên tắc và mục tiêu phát triển bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; đảm bảo sự thống nhất của quốc gia và dân tộc; giao lƣu và hội nhập quốc tế. Trong đó, ba nguyên tắc cơ bản chi phối, quyết định hệ thống chính sách dân tộc là: nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, nguyên tắc đoàn kết dân tộc và nguyên tắc tƣơng trợ giúp nhau cùng tiến bộ. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt nam đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo về tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn với phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số - cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.
Nghị quyết trên đã đƣợc biểu hiện bằng các chính sách, chƣơng trình dự án ƣu đãi cho từng lĩnh vực, ngành, tiêu biểu là:
- Chính sách cấp không thu tiền cho 20 ấn phẩm báo, tạp chí phát hành tại vùng đặc biệt khó khăn.
- Chƣơng trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng đặc biệt khó khăn. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hoá - thông tin.
- Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo (trong đó có chƣơng trình dạy và học tiếng nói, chữ viết cho một số DTTS; Chƣơng trình cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trƣờng Cao đẳng, đại học...)…
Nghị quyết 40/2002/NQ - QH của Quốc hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông đƣợc đƣa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt trong Nhà trƣờng tồn tại với hai tƣ cách: vừa là một môn học; vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hƣởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh.
Điều 7 trong Luật Giáo dục Việt Nam: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong Nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong Nhà trường và cơ sở giáo dục khác”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhƣ vậy, bên cạnh những chính sách thiết thực nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cho các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chính sách cụ thể về giáo dục, đặc biệt là việc dùng tiếng Việt trong nhà trƣờng. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông giữa các vùng miền đƣợc phát triển đồng đều hơn.
Ở tỉnh Thái Nguyên, việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc áp dụng triệt để. Các chính sách nhƣ: hỗ trợ sách giáo khoa, tài liệu giáo dục; miễn học phí với học sinh các xã vùng đặc biệt khó khăn; các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ đều có trƣờng PTDT Nội trú THCS. Ở các trƣờng dân tộc nội trú, học sinh đƣợc ăn, ở, học tập tại trƣờng. Mỗi tháng các em đều đƣợc cấp học bổng đảm bảo cho sinh hoạt tối thiểu.
Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên là một trong những trƣờng chuyên biệt của tỉnh Thái Nguyên. Trong hệ thống các trƣờng dân tộc nội trú của tỉnh, trƣờng PTDT Nội trú TN là trƣờng duy nhất đào tạo con em các dân tộc trong tỉnh thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở bậc THPT. Trƣờng đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học, ăn ở của học sinh bao gồm: 12 phòng học dành cho 12 lớp, các phòng học bộ môn dành cho những môn thực nghiệm nhƣ: phòng thực hành môn Vật lý, môn Hoá học, môn Sinh học, môn Công nghệ; Phòng nghe - nhìn phục vụ cho môn Tiếng Anh; các phòng máy chiếu Projector phục vụ cho những giờ giảng bằng nghệ thông tin. Ngoài ra, trƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng khu nhà hiệu bộ phục vụ cho việc quản lí dạy và học; nhà đa chức năng phục vụ cho sinh hoạt tập thể của học sinh; nhà thƣ viện với sách báo cấp phát để học sinh có điều kiện đọc sách, mở mang tầm nhìn cho mình; khu kí túc xá gồm 48 phòng ở khép kín, đủ chỗ ở cho 360 học sinh của trƣờng; nhà ăn học sinh đƣợc trang bị đầy đủ, đảm bảo chất lƣợng; sân thể dục phục vụ cho môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng…
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trƣờng gồm: Ban giám hiệu 3 đồng chí; giáo viên 33 đông chí; nhân viên 24 đồng chí (trong đó có nhân viên văn phòng, bảo vệ, cấp dƣỡng, y tế, thƣ viện, thiết bị trƣờng học). Đội ngũ giáo viên có trình độ thạc sĩ: 12 đồng chí; trình độ đại học: 21 đồng chí.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên bằng những chính sách ƣu đãi giúp họ yên tâm công tác, gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp trồng ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhƣ vậy, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm ƣu tiên phát triển giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã đƣợc thực hiện cụ thể tại trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên. Đây cũng là yếu tố quan trọng, cần thiết để các em có điều kiện học tập, phát triển vốn kiến thức cho mình, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt.
3.1.2. Hoàn cảnh sống của học sinh
Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên có 100% học sinh sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Các em thuộc nhiều dân tộc khác nhau nhƣ: dân tộc Tày, Nùng, Sán Chí, Dao, HMông, Cao Lan,…và một số ít là dân tộc Kinh. Các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau. Ở Thái Nguyên, một số vùng có địa hình phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, núi đá, khí hậu khắc nghiệt, thƣờng xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn, đời sống các dân tộc thiểu số khó khăn hơn, tỉ lệ hộ nghèo cao, kinh tế chậm phát triển hơn. Một số nơi, sóng tivi, mạng internet, mạng điện thoại di động vẫn chƣa ổn định. Các dân tộc thiểu số có những sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng, trong đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia, quốc tế. Tuy vậy, trong sinh hoạt, vẫn còn những phong tục tập quán lạc hậu. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến những thiệt thòi cho các em. Đó là:
- Điều kiện giao tiếp còn hạn chế: ở những vùng đặc biệt khó khăn đó, dân cƣ thƣa thớt, ít đối tƣợng giao tiếp, ít cơ hội mở rộng giao lƣu văn hoá để phát triển ngôn ngữ.
- Dù đƣợc nhà nƣớc cấp miễn phí 20 ấn phẩm báo, tạp chí phát hành tại vùng đặc biệt khó khăn, song với sự phát triển thông tin nhanh chóng nhƣ hiện nay thì con số đó chƣa đủ để ngƣời dân tiếp nhận thông tin một cách toàn diện. Ngoài ra, các đầu sách thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật nhƣ: truyện, thơ, tiểu thuyết…còn rất ít.
- Ở một số vùng, sóng truyền thông chƣa ổn định nên khả năng cập nhật với các vấn đề mang tính thời sự hạn chế hơn so với các vùng khác.
Điểm xuất phát của học sinh (trƣớc THPT): Ở cấp THCS, sự chuẩn bị về ngôn ngữ của các em không đồng đều. Các em đƣợc đào tạo ở nhiều mô hình khác nhau: trƣờng nội trú, trƣờng bán trú, trƣờng THCS công lập khác. Vì thế điều kiện giao lƣu, tiếp xúc của các em không giống nhau. Những em đƣợc học THCS mô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hình nội trú và bán trú có nhiều cơ hội giao tiếp, học hỏi và mạnh dạn hơn những học sinh thuộc mô hình còn lại. Tuy vậy, một số em vẫn giao tiếp bằng tiếng dân tộc trong sinh hoạt hàng ngày, và điều này cũng ảnh hƣởng đến ngôn ngữ tiếng Việt trong các giao tiếp khác.
Trong số 95% học sinh dân tộc thiểu số của trƣờng, có tới gần 60% học sinh là dân tộc Tày, 17,8% là dân tộc Nùng, còn lại là các dân tộc Sán Chí, Dao, HMông, Cao Lan...(theo số liệu thống kê năm học 2013 - 2014). Dân tộc Tày là dân tộc có tiếng nói và chữ viết riêng. Trong giao tiếp hàng ngày, ở gia đình và địa phƣơng, các em thƣờng giao tiếp bằng tiếng dân tộc mình. Vì vậy, có sự ảnh hƣởng nhất định trong cách sử dụng ngôn ngữ phổ thông.
Dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số có mặt lâu đời ở Việt Nam. Trong quá trình chung sống, đấu tranh để xây dựng và giữ gìn đất nƣớc ngƣời Âu Việt và ngƣời Lạc Việt vốn có những quan hệ gần gũi nhau, cùng giao lƣu tiếp thu ảnh hƣởng văn hoá của nhau. Ngƣời Lạc Việt đông hơn và phát triển xuống đồng bằng phía Nam, theo hạ lƣu các con sông và ven biển. Có những bộ phận ngƣời Âu Việt đã hoà nhập vào nhóm Lạc Việt để hình thành dân tộc Kinh (Việt). Còn lại những bộ phận ngƣời Âu Việt ở miền núi và trung du là ngƣời Tày ngày nay. Trong ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Tày và có những điểm giống và khác nhau:
Điểm giống nhau: Đều là ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Về phƣơng diện ngữ âm, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số lƣợng nhất định thành tố, các thành tố kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định; số lƣợng âm tiết là hữu hạn.
Về phƣơng diện loại hình: là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình “trung”. Về từ vựng: từ không biến đổi hình thái. Đơn vị cấu tạo từ là hình vị, phƣơng thức cấu tạo chủ yếu là phƣơng thức ghép và phƣơng thức láy. Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp đƣợc biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ.
Về ngữ pháp: Các thành phần câu có trật tự phổ biến là: SVO (chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ).
Điểm khác nhau: Về ngữ âm: Tiếng Tày gồm sáu thanh điệu (không dấu, sắc, hỏi, nặng, lửng, huyền). Tiếng Việt gồm sáu thành điệu (thanh ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Nhƣ vậy, trong sáu thanh điệu của tiếng Tày, thanh lửng là thanh đáng chú ý nhất. Thanh này tồn tại ở nhiều địa phƣơng của ngƣời Tày, ở những vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
không có thanh lửng, những âm tiết mang thanh lửng thƣờng đƣợc thay thế bằng những âm tiết mang thanh hỏi. Tiếng Tày không có thanh ngã nhƣ tiếng Việt. Do thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ, học sinh Tày khi dùng tiếng Việt dễ sai sót nhƣ: thanh ngã đọc lẫn thành thanh nặng hoặc thanh sắc.
Vì hai dân tộc Kinh và Tày đã có quá trình giao lƣu văn hoá lâu dài nên tiếng Việt ngày càng có ảnh hƣởng sâu sắc vào tiếng Tày. Tiếng Tày đã mƣợn nhiều đơn vị từ vựng của tiếng Việt, vốn từ tiếng Tày có nguồn gốc Việt ngày càng tăng. Đây cũng là lí do học sinh ngƣời Tày sử dụng khá tốt tiếng Việt, bài viết của các em có nhiều ƣu điểm.
3.1.3. Thực tế dạy và học tại trường PTDT Nội trú Thái Nguyên
Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên có quy mô 12 lớp, mỗi năm học có 360 học sinh khối THPT. 100% học sinh ăn, ở, học tập tại trƣờng. Mỗi lớp trung bình có 30 em thuộc các dân tộc thiểu số khác nhau nhƣ: Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí, Kinh…Nhƣ vậy, các em đƣợc bố trí ăn, ở xen kẽ nên có điều kiện tiếp xúc, giao lƣu, học hỏi nhau về các mặt, đặc biệt là giao lƣu ngôn ngữ.
Khung chƣơng trình các em đƣợc học là chƣơng trình dành cho học sinh THPT, nghĩa là các em đƣợc đào tạo bằng khung chƣơng trình chung, đƣợc thống nhất trên toàn quốc. Biên chế năm học dành cho học sinh của trƣờng cũng là biên chế năm học dành cho học sinh THPT. Đây cũng là điều kiện để các em đạt trình độ ngang bằng nhau, tƣơng đƣơng với các đối tƣợng khác ở bậc trung học phổ thông.
Trong các buổi lên lớp chính khoá, học sinh đƣợc học theo phân phối chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong các giờ học, ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Việt. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh tiếp nhận kiến thức mới trên cơ sở trao đổi, bàn bạc, thảo luận. Vì thế các em có điều kiện phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp chính thức, với phong cách ngôn ngữ khoa học. Trong các giờ Ngữ văn, học sinh đƣợc đọc - hiểu tác phẩm văn học. Những giờ học này đƣa các em đến với vẻ đẹp của tác phẩm văn chƣơng, cảm thụ vẻ đẹp của hình tƣợng nghệ thuật, bồi dƣỡng thêm những hiểu biết về con ngƣời, cuộc đời, vốn sống…Và hơn nữa, các em cảm nhận