7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Đặc điểm và quy tắc chính tả tiếng Việt
Chính tả là cách viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ nói sang dạng thức ngôn ngữ viết. Theo Từ điển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiếng Việt (1994, tr.175) “Chính tả là cách viết chữ đƣợc coi là chuẩn”. Nhƣ vậy
có thể hiểu: những cách viết chữ không đúng so với chuẩn mực đƣợc coi là sai chính tả. Chính tả là những quy định mang tính xã hội cao, đƣợc mọi ngƣời trong cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Những quy định đó thƣờng là thói quen trong sự vận dụng thực tiễn, nhƣng cũng có thể do các tổ chức, cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và đƣợc xã hội chấp nhận, đƣợc coi là chuẩn mực nói chung, chuẩn chính tả nói riêng.
Nhƣ vậy, chuẩn chính tả là chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ, là những quy định buộc những ngƣời sử dụng tiếng Việt phải tuân theo. Quy định ấy thƣờng bao gồm các nội dung sau:
- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết. - Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm.
- Quy định chuẩn về viết các dấu câu.
Chuẩn chính tả là sự biểu hiện của tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực. Trong thực tế, chuẩn chính tả thƣờng mang một số đặc điểm sau:
a. Chuẩn chính tả có một đặc điểm cơ bản là mang tính chất bắt buộc gần nhƣ tuyệt đối. Viết đúng chính tả là yêu cầu phổ biến với mọi ngƣời.
b. Chuẩn chính tả thƣờng ổn định, ít thay đổi.
c. Chuẩn chính tả thƣờng mang tính truyền thống và số đông. Chuẩn chính tả thực chất là kết quả của một sự lựa chọn của nhiều hình thức chính tả đang tồn tại.