Giới thiệu khái quát về trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.9. Giới thiệu khái quát về trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên

Trƣờng Phổ thông Dân tộc (PTDT) Nội trú Thái Nguyên là một trong số ít các trƣờng chuyên biệt của tỉnh Thái Nguyên, đƣợc thành lập theo Quyết định số 2216/QĐ-UB, ngày 06 tháng 9 năm 1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở nâng cấp và chuyển trƣờng PTDT Nội trú huyện Võ Nhai thành trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên. Từ năm 1997 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên có địa điểm đặt tại huyện Võ Nhai. Năm 2005, theo Quyết định 932/QĐ-UB ngày 24 tháng 5 năm 2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên, trƣờng chuyển địa điểm về thành phố Thái Nguyên đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo bậc THPT.

Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên nằm trên địa bàn phƣờng Tân Lập, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 7 km dọc theo Quốc lộ 3 về phía Nam. Trƣờng có nhiệm vụ đào tạo, chăm sóc, nuôi dƣỡng cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dân tộc định cƣ lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Nhà trƣờng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.

Năm học 2008 – 2009, trƣờng tuyển sinh khoá I với tổng số 120 học sinh. Cùng với nhiệm vụ đào tạo, nuôi dƣỡng, chăm sóc con em các dân tộc vùng cao của tỉnh, trƣờng còn đƣợc Sở GD & ĐT giao nhiệm vụ giáo dục 305 học sinh lớp 11 và 12 của trƣờng THPT Bán Công Việt Bắc. Trong những năm đầu thành lập trƣờng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhƣng với sự đoàn kết, quyết tâm, thống nhất trong mọi hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng, trƣờng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm học 2009 – 2010, nhà trƣờng có 10 lớp với 303 học sinh.

Năm học 2010 – 2011 nhà trƣờng có 12 lớp với 341 học sinh, 100% học sinh đều là ngƣời dân tộc thiểu số. Chất lƣợng giáo dục đã đƣợc khẳng định: học lực đạt từ khá trở lên là 79.5%; học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 123 giải, tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%.

Năm học 2011 – 2012 số học sinh của trƣờng là 349, số học sinh khá giỏi của trƣờng đạt 93%, học sinh đạt giải cấp tỉnh đạt 136 giải, tỉ lệ tốt nghiệp là 100%. So với năm học trƣớc, chất lƣợng giáo dục mọi mặt của trƣờng đều cao hơn.

Năm học 2012 – 2013, nhà trƣờng có 12 lớp với 360 học sinh (350 em là ngƣời dân tộc thiểu số và 10 em là ngƣời dân tộc Kinh sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên). Năm học này nhà trƣờng đã đạt nhiều thành tích nổi bật: số học sinh khá giỏi đạt 92.5%; học sinh đạt giải cấp tỉnh 181, đặc biệt có 1 học sinh đạt giải quốc gia.

Năm học 2013 – 2014, số học sinh của nhà trƣờng là 360 em, trong đó 95% là học sinh các dân tộc thiểu số gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Sán Chí, Hmông, Cao Lan… và 5% là học sinh dân tộc Kinh. Đạt chất lƣợng giáo dục toàn diện: 26,89% học sinh đạt học lực giỏi; 69,75% học sinh đạt học lực khá; 99,16% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt; 164 lƣợt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trƣờng gồm 33 giáo viên. Trong đó trình độ thạc sĩ: 12 đồng chí; trình độ đại học: 21 đồng chí.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhà trƣờng luôn nhận đƣợc đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành, của Bộ GD và Sở GD & ĐT tỉnh Thái Nguyên. Tập thể cán bộ - giáo viên – nhân viên nhà trƣờng luôn đoàn kết thống nhất trong các hoạt động. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tận tâm với nghề, tất cả vì học sinh các dân tộc thân yêu. Đặc biệt đội ngũ giáo viên có tinh thần tự học, tự vƣơn lên, có khả năng áp dụng những kiến thức, phƣơng pháp mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, nhà trƣờng đã có sự phát triển vƣợt bậc về đội ngũ, chất lƣợng dạy và học năm học sau luôn cao hơn năm học trƣớc. Chỉ trong 05 năm xây dựng và phát triển, trƣờng đã vƣơn lên và khẳng định đƣợc vị thế của mình trong ngành giáo dục của tỉnh và hệ thống các trƣờng PTDT nội trú toàn quốc. Trƣờng liên tục đạt danh hiệu “Trƣờng tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh”, đƣợc Đảng bộ, chính quyền, ngành GD&ĐT, các tổ chức xã hội các cấp tặng giấy khen, bằng khen. Năm học 2010 – 2011 trƣờng đã vinh dự nhận Bằng khen của UBND tỉnh Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên, năm học 2011 – 2012 nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên mới thành lập đƣợc 5 năm, tuổi đời còn non trẻ nhƣng những thành tích trên của nhà trƣờng đã đặt nền tảng cơ bản, quan trọng, trở thành động lực mạnh mẽ để thày và trò nỗ lực hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục; thực hiện trách nhiệm mà Đảng và Nhà nƣớc giao phó: tạo nguồn cán bộ có đạo đức, trí tuệ, có năng lực để phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.

Tóm tắt thành tích đã đạt đƣợc trong 5 năm

1. Thành tích đào tạo: 5 năm xây dựng và phát triển, trƣờng PTDT Nội trú

Thái Nguyên đã giáo dục, đào tạo gần 1500 học sinh là con em các dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 100% học sinh đã đỗ vào các trƣờng đại hoc, cao đẳng.

2. Phần thƣởng cao quý: Trƣờng đã nhận đƣợc nhiều Bằng khen, Giấy khen,

Cờ thi đua của Trung ƣơng, Bộ, Tỉnh và Địa phƣơng, của các đoàn thể và ngành, ban trao tặng.

Trong 5 năm qua nhà trƣờng liên tục đƣợc công nhận là “Tập thể lao động tiên

tiến” và “Tập thể lao động xuất sắc”. Chi bộ liên tục đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch

vững mạnh”. Công đoàn nhà trƣờng liên tục đạt danh hiệu “ Công đoàn cơ sở vững mạnh

xuất sắc” và vinh dự nhận đƣợc Giấy khen của Công đoàn ngành năm học 2010 - 2011,

nhận Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam năm học 2011 - 2012 trao tặng. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh liên tục đạt danh hiệu “Đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”, đƣợc Thành đoàn và Tỉnh đoàn khen tặng.

3. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm 100%, trong đó đạt khá, giỏi trên 70%

Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 18/33 đồng chí đạt 54,5% Giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng: 28/33 đồng chí đạt 84,8 % Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng: 100%

Từ khi thành lập đến nay nhà trƣờng luôn phấn đấu vƣơn lên về mọi mặt. Chất lƣợng dạy và học ngày càng tốt hơn. Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại. Môi trƣờng ngày càng xanh – sạch – đẹp. Thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua do Nhà nƣớc và Bộ GD & ĐT phát động nên chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng ngày càng nâng cao. Trƣờng đã khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển của Tỉnh, xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng này trình bày cơ sở lí thuyết phục vụ cho việc tìm hiểu “Tình hình sử

dụng tiếng Việt trong văn nghị luận của học sinh trường PTDT Nội trú Thái Nguyên”.

Đó là một số khái niệm sơ lƣợc về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, chữ viết, chính tả, ngữ pháp văn bản và liên kết văn bản, văn nghị luận và “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” mà sẽ đƣợc áp dụng vào việc khảo sát văn bản nghị luận của các em học sinh ở chƣơng tiếp theo.

Một phần dung lƣợng Chương 1 đƣợc dành cho việc giới thiệu về Trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên với mục đích trình bày bối cảnh chung, những thuận lợi và khó khăn của học sinh một trƣờng dân tộc nội trú trong học tập nói chung và học tiếng Việt nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

KHẢO SÁT TIẾNG VIỆT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CỦA HỌC SINH TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN

Dẫn nhập

. Văn bản tồn tại ở các dạng: nói và viết. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chọn văn bản viết của học sinh để khảo sát văn bản viết thể hiện rõ nhất trình độ, nhận thức và khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh.

Khi tiến hành khảo sát tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh, có thể chọn văn bản viết ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong luận văn này, chúng tôi chọn văn bản nghị luận. Vì với đặc trƣng của văn bản nghị luận, các em có thể trình bày một cách không bị ràng buộc những suy nghĩ, tình cảm, thái độ, quan điểm...của mình về vấn đề các em quan tâm. Cũng qua đó, bộc lộ đƣợc tình hình sử dụng tiếng Việt của các em qua các bình diện: từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, chính tả, văn bản.

Để đạt đƣợc sự hiểu biết về tình hình sử dụng tiếng Việt trong văn bản nghị luận của các em, chúng tôi chia việc khảo sát ra thành hai phần lớn. Phần một, khảo sát cùng lúc cả 3 khối để có một cái nhìn tổng thể. Phần hai, khảo sát riêng từng khối lớp để thấy đƣợc quá trình của các em (qua từng khối lớp).

Những vấn đề đƣợc đề tài khảo sát gồm: từ vựng (khảo sát về vốn từ, cấu tạo từ, từ loại); ngữ pháp (tình hình sử dụng câu); ngữ âm (khảo sát về ngữ âm qua chữ viết); chính tả; văn bản (bố cục văn bản, liên kết văn bản).

Để khảo sát các bình diện trên, chúng tôi đã thiết kế các bảng khảo sát cho từng bình diện. Mỗi bảng khảo sát, chúng tôi dùng cho việc xem xét một câu. Tổng hợp các bảng khảo sát của tất cả các câu trong cùng một bình diện sẽ cho bảng khảo

sát (tổng hợp). Trong luận văn, các kết quả khảo sát đều đƣợc trình bày qua bảng

tổng hợp.

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)