Tình hình sử dụng ngữ âm

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Tình hình sử dụng ngữ âm

Trong tiếng Việt các âm tiết đƣợc tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Khi viết, các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời, cách biệt nhau. Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ, dấu thanh điệu đƣợc ghi trên âm chính hoặc trên âm tiết thứ hai (đối với âm chính là nguyên âm đôi). Cấu tạo âm tiết tiếng Việt khá chặt chẽ và có nguyên tắc.

Khảo sát bài văn nghị luận của học sinh có thể thấy các chữ biểu thị âm tiết đƣợc viết rời, tách bạch rõ ràng, không có hiện tƣợng gì đặc biệt. Trong nhiều bài viết, các em đã có ý thức lựa chọn những từ láy có phƣơng thức láy hình vị, có ý thức trong việc vận dụng giá trị biểu đạt của âm thanh ngôn ngữ trong việc chọn từ, tránh cho bài văn sự khô khan, cứng nhắc và đạt đƣợc sự mềm mại, uyển chuyển, lôi cuốn, hấp dẫn ngƣời học.

Ví dụ:

(1) “Đó thực sự là một nét vẽ tinh tế của một bức tranh thuỷ mặc vừa khoẻ

khoắn, vừa gân guốc, vừa mềm mại, vừa huyền ảo, vừa bao quát lại vừa cận cảnh”.

Trong ví dụ (1), các em đã lựa chọn và sử dụng những từ láy: “tinh tế”,“khoẻ

khoắn”, “gân guốc”, “mềm mại” để nhận định về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

“Tây Tiến” đƣợc Quang Dũng đƣợc tái hiện qua nỗi nhớ. Khi sử dụng những từ láy

này, ta hình dung bức tranh thiên nhiên đó vừa hùng vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình, mang lại những liên tƣởng thú vị. Cách dùng từ này cũng hàm ý ca ngợi ngòi bút

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tài hoa của Quang Dũng: “thi trung hữu hoạ”. Nhƣ vậy, lời văn vừa mang giá trị gợi hình cao lại vừa có sức biểu cảm lớn.

(2) “Qua tiếng khóc bạn đau đớnthấm thía, ta thấy đó là một tình bạn

thuỷ chung, thắm thiết giữa hai người bạn tri kỉ, gắn bó đáng khâm phục”.

Những từ láy trong ví dụ (2): “đau đớn”, “thấm thía”, “thắm thiết” thể hiện cảm nhận về nỗi đau không cùng, sự hẫng hụt của Nguyễn Khuyến khi nghe tin Dƣơng Khuê mất, đồng thời cũng ngợi ca một tình bạn cao đẹp, đáng quý. Những từ láy đó đã diễn đạt chính xác tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ các em phân tích và có giá trị biểu cảm cao, sức khái quát lớn.

(3) “Mỗi khi tết đến, xuân về, lòng người lại háo hức, xôn xao với biết bao

điều mới lạ”.

Trong ví dụ (3), từ láy “háo hức”, “xôn xao” lại diễn tả cảm giác xốn xang, vừa hồi hộp lại vừa bâng khuâng chờ đợi, một cảm giác xuyến xao khó tả của con ngƣời khi mùa xuân đến.

Bên cạnh việc chủ động tìm tòi những từ mang giá trị biểu đạt về mặt ngữ âm để sử dụng cho bài viết cũng nhƣ tuyệt đại đa số viết đúng ngữ âm của từ, ngữ trong bài văn, các em vẫn còn mắc một vài lỗi ngữ âm biểu hiện qua chữ viết. Đó là các lỗi do phát âm lẫn lộn giữa phụ âm bên “l” và phụ âm mũi “n”; phát âm không phân biệt giữa cặp phụ âm đầu lƣỡi, tắc, hữu thanh/vô thanh, trch; giữa cặp phụ âm xát, hữu thanh/vô thanh s – x; giữa phụ âm bên r và phụ âm đầu lƣỡi, hữu thanh d. Ngoài những lỗi trên các em cũng mắc một vài lỗi về thanh điệu.

Tình hình lỗi ngữ âm biểu hiện qua chữ viết của học sinh DTNT đƣợc tổng hợp trong bảng 2.3a dƣới đây:

Bảng 2.3a. Bảng tổng hợp lỗi ngữ âm của học sinh khối 10, 11, 12 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên

Phân loại

Lỗi Lỗi

khác

l - n tr-ch s - x r - d Ngang huyền hỏi ngã sắc nặng

Tổng số 1 6 3 1 - 3 - 1 2 - 24

Tỉ lệ % 0,03 0,2 0,1 0,03 - 0,1 - 0,03 0,1 - 0,7

So sánh về lỗi ngữ âm giữa bài viết của học sinh DTNT với bài viết của học sinh trƣờng ngoài, chúng tôi có kết quả trong bảng 2.3b dƣới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.3b. Bảng so sánh lỗi ngữ âm giữa học sinh trƣờng PTDT Nội trú với học sinh trƣờng ngoài

Phân loại

Lỗi Lỗi

khác

l - n tr-ch s - x r - d Ngang huyền hỏi ngã sắc nặng

Hs trƣờng PTDT NT 0,03% 0,2% 0,1% 0,03% 0% 0,1% 0% 0,03% 0,1% 0% 0,7% Hs trƣờng ngoài 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% Nhận xét

Bảng so sánh trên cho thấy, so với học sinh trƣờng ngoài không mắc lỗi ngữ âm, học sinh dân tộc nội trú mắc lỗi ngữ âm với tỉ lệ rất nhỏ, do ảnh hƣởng bởi cách phát âm. Tỉ lệ đó xác nhận các em đã có ý thức tốt và luôn cố gắng trong việc viết đúng ngữ âm tiếng Việt.

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)