Tình hình tƣ liệu

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 157)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Tình hình tƣ liệu

Để khảo sát tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh, chúng tôi đã tiến hành thu thập tƣ liệu qua bài viết trên lớp với hình thức học sinh tự chọn đề tài. Đối tƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính đƣợc khảo sát là học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên. Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát đối với học sinh ở trƣờng ngoài (chủ yếu là dân tộc Kinh) có cấp học tƣơng đƣơng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Số lƣợng học sinh của trƣờng dân tộc nội trú đƣợc khảo sát: 360 Học sinh thuộc 3 khối lớp, cụ thể: khối 10: 360 bài

khối 11: 360 bài khối 12: 360 bài

Số lƣợng bài khảo sát: 1080 bài. Trung bình mỗi bài 2,5 trang. Số lƣợng trang viết đƣợc khảo sát là 2700 trang (khổ A4).

Các đề tài đƣợc đề cập tới trong các bài viết: An toàn giao thông; Ô nhiễm môi trường; Bệnh vô cảm; Tình yêu tuổi học trò; Internet; Lựa chọn nghề nghiệp tương lai; Vai trò của việc đọc sách; Hủ tục lạc hậu; Bạo lực gia đình; Tình yêu đồng tính; Hâm mộ thần tượng; Sống thử; An toàn thực phẩm; Thế lực đồng tiền; AIDS; Truyền thống tôn sư trọng đạo; Quê hương; Chủ quyền đất nước; Hiện tượng nghiện game;

Cảm thụ tác phẩm văn học v.v…

Nhìn chung, những đề tài trên bao quát đƣợc nhiều mặt của đời sống xã hội cũng nhƣ việc học tập; thể hiện đƣợc sự hiểu biết và vốn tiếng Việt của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên.

2.2. Kết quả khảo sát tình hình sử dụng tiếng Việt trong văn nghị luận của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên

2.2.1. Tình hình sử dụng từ vựng

Nhƣ đã trình bày ở Chương 1, từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học. Đây là đơn vị cấu trúc – ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, đƣợc quan niệm là dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng của đời sống, mang các thuộc tính tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.

Trong đề tài, chúng tôi khảo sát từ theo phƣơng thức cấu tạo từ, và phân loại từ xét ở đặc trƣng ngữ pháp.

2.2.1.1. Theo phƣơng thức cấu tạo từ, sau khi phân loại, thống kê cách sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a. Tổng số từ học sinh 3 khối sử dụng trong bài viết là: 3223 từ, được sử dụng với tần số xuất hiện là 12.254 lượt từ (xem phụ lục 1).

b. Số lượng từ đơn và từ ghép học sinh sử dụng khá chênh lệch: Từ đơn:

944/3223 (29,3%), từ ghép: 2134/3223 (66,2%), từ láy:145/3223 (4,5%). Nhƣ vậy,

lƣợng từ ghép đƣợc sử dụng gấp gần 2,3 lần từ đơn.

c. Những từ có tần số cao hầu hết là từ đơn, từ định lượng hoặc từ biểu thị quan hệ sở thuộc, quan hệ từ, phó từ.

Ví dụ: từ “là” 214 lƣợt; từ “những” 203 lƣợt; từ “của” 196 lƣợt; từ “và” 145 lƣợt; từ “trong” 135 lƣợt; từ “có” 134 lƣợt; từ “người” 125 lƣợt; từ “một” 117 lƣợt;

từ “được” 90 lƣợt; từ “với” 88 lƣợt; từ “không”, “đã” 82 lƣợt…

d.Những từ tần xuất sử dụng thấp (1 lần), phần nhiều từ là từ ghép, thường là

từ ghép thuộc từ loại danh từ, tính từ hoặc tổ hợp từ.

Ví dụ: “áo khoác”, “cây cối”, “ao ước”, “bàn bạc”, “chói chang”, “chồng chất”, “cũ kĩ”, “đặc sắc”, “đặc sản”, “đa phương diện”, “đại thi hào”, “đâm chồi nảy lộc”, “dậm chân tại chỗ”, “ăn ngon mặc đẹp”, “chịu thương chịu khó”, “chùa rách bụt vàng”, “đăng khoa đỗ đạt”, “đất khách quê người”, “đường đường chính chính”, “hiệu ứng nhà kính”, “hồn thiêng sông núi”, “học trước quên sau”…

e. Số lượng từ ngữ học sinh sử dụng khá phong phú, thể hiện vốn từ đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

g. Số lượng từ láy được sử dụng chiếm tỉ lệ thấp (4,5%).

2.2.1.2. Theo đặc trƣng ngữ pháp, sau khi phân loại, thống kê, có thể nhận xét

về cách sử dụng từ loại của học sinh nhƣ sau:

a. Số lượng từ thuộc từ loại danh từ, động từ, tính từ của 3 khối chiếm 47,8%.

Trong đó, danh từ chiếm tỉ lệ cao hơn: 719 từ (22,3%).

b. Số lượng từ thuộc từ loại động từ là 322 từ (10%). c. Số lượng từ thuộc từ loại tính từ là 500 từ (15,5%).

d. Về cơ bản, học sinh sử dụng từ đúng ngữ pháp và ý nghĩa khái quát nên khi diễn đạt bài văn theo chủ đề tự chọn, các em chọn và dùng từ phù hợp, bài văn của các em khá rõ ý, đảm bảo sự trong sáng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ví dụ:

“Vậy đấy, vấn đề này (vấn đề dùng tiền chạy việc – tác giả luận văn chú thích)

ngày càng rộng rãi và gây nhiều bức xúc trong cộng đồng”.

Ở đây, học sinh dùng từ rộng rãi chƣa đúng với ý nghĩa biểu đạt, vì thế diễn đạt chƣa rõ ý.

Hay trong ví dụ sau:

Có thể bạn xin được việc bây giờ nhưng dần với năng lực hạn hẹp, bạn

thường hay thất trách, hỏng việc”.

Từ “hạn hẹp” và từ “thất trách” trong câu văn trên sử dụng chƣa đúng. Có thể

thay bằng các từ “hạn chế” và “thất sách” (không có những quyết định hợp lí) câu văn sẽ rõ nghĩa hơn.

Trong câu:

Biết bao người đã quyên góp những cứ cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa là

của Việt Nam”.

Từ “quyên góp” “những cứ” sử dụng chƣa đúng nghĩa, có thể thay thế bằng

các từ “thu thập”, “chứng cứ” câu văn sẽ sáng rõ hơn.

Trong Chương 3 của luận văn chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này.

Tình hình sử dụng từ của 3 khối của học sinh trƣờng PTDT Nội trú đƣợc phản ánh qua bảng 2.1a dƣới đây:

Bảng 2.1a. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng từ vựng của học sinh khối 10, 11, 12 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên

Phân loại

Phƣơng thức cấu tạo Từ loại

Từ lỗi Từ đơn Từ ghép Từ láy Danh từ Động từ Tính từ

944 2134 145 719 322 500 48

Tỉ lệ % 29,3 66,2 4,5 22,3 10 15,5 1,5

Bên cạnh việc khảo sát cách sử dụng từ của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát cách sử dụng từ ngữ của học sinh khối lớp tƣơng đƣơng tại trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong bảng so sánh 2.1b dƣới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1b. Bảng so sánh tình hình sử dụng từ vựng giữa học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên với học sinh trƣờng ngoài

Phân loại

Phƣơng thức cấu tạo Từ loại Từ lỗi

Từ đơn Từ ghép Từ láy Danh từ Động từ Tính từ

HS trƣờng

PTDT NT 29,3% 66,2% 4,5% 22,3% 10% 15,5% 1,5%

HS trƣờng

ngoài 41,8% 56% 2,2% 22,1% 12,4% 21,1% 0,1%

Nhận xét

a. Về phương thức cấu tạo, cả hai đối tượng khảo sát trên đều sử dụng từ

ghép nhiều hơn từ đơn. Với học sinh dân tộc nội trú, tỉ lệ chênh lệch khi sử dụng từ

đơn và từ ghép khá nhiều (từ đơn 29,3%, từ ghép 66,2%), còn với học sinh trƣờng ngoài, tỉ lệ dùng từ đơn và từ ghép đồng đều hơn (từ đơn 41,8%, từ ghép 56%).

b. Về từ loại danh từ và động từ, cả hai đối tượng học sinh sử dụng chênh

lệch nhau không nhiều. Danh từ: học sinh dân tộc nội trú 22,3%, học sinh trƣờng

ngoài 22,1%; động từ: học sinh dân tộc nội trú 10%, học sinh trƣờng ngoài 12,4%

c. Về từ loại tính từ, đối tượng học sinh trường ngoài sử dụng nhiều hơn. học

sinh dân tộc nội trú 15,5%, học sinh trƣờng ngoài 21,1%.

Nhƣ vậy, dù cách dùng từ theo hai phƣơng thức trên của hai đối tƣợng khảo sát có sự khác nhau, nhƣng tỉ lệ chênh lệch không nhiều. Điều này cho thấy mức độ sử dụng tiếng Việt về từ vựng của hai đối tƣợng trên có những mặt gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau.

2.2.2. Tình hình sử dụng ngữ pháp

Trong luận văn, chúng tôi khảo sát tình hình sử dụng câu phân loại theo cấu trúc cú pháp và câu phân loại theo mục đích giao tiếp.

2.2.2.1. Câu phân loại theo cấu trúc cú pháp

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc câu, ngƣời ta thƣờng phân biệt câu đơn với câu phức và câu ghép.

a. Câu đơn là câu chỉ gồm một cụm chủ vị. Câu đơn gồm câu đơn phần (câu

đặc biệt) và câu song phần. Câu gồm hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) đƣợc gọi là câu song phần, ví dụ: Tôi đọc sách; câu chỉ có một thành phần chính là câu đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phần, ví dụ: mưa.

Trong số câu chúng tôi khảo sát, học sinh sử dụng chủ yếu là câu đơn

(759/953 câu), chiếm tỉ lệ 79,6%. Điều đáng chú ý là không có câu đơn đặc biệt nào.

Các câu đƣợc sử dụng là những câu đơn gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Ngoài ra còn có các thành phần phụ khác nhƣ trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ...Nhƣ vậy, các em có ý thức mở rộng câu bằng cách phát triển các thành phần phụ để câu văn sinh động hơn.

Ví dụ:

(1) “Tấm Cám” là một tác phẩm văn học gắn liền với tuổi thơ của nhiều người”.

(2)“ - .

(3) Hiểu một cách đơn giản thì môi trường chính là tất cả những gì xung

quanh chúng ta”.

(4)

”.

b. Câu phức: là một cấu tạo gồm một câu nằm ngoài cùng mang tính chất tự

lập và một (hoặc hơn một) dạng câu bị bao không mang tính tự lập mà hoạt động với tƣ cách một (hay những) bộ phận của câu nằm ngoài cùng.

Trong số câu chúng tôi khảo sát, câu phức được sử dụng là 62 câu, tỉ lệ 6,5%.

Ví dụ:

(1) “Cứ mỗi năm xuân về, dù ai ở nơi xa cũng thu xếp về quê sum họp bên

gia đình”.

(2) “

.

(3) “Câu chuyện về người đàn bà hàng chài mà Phùng được lắng nghe tại toà án huyện khiến anh ngỡ ngàng bởi chiều sâu không cùng cuộc sống mà trước giờ anh

chưa từng ngờ tới”.

Dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong các bài viết nhƣng các câu phức các em sử dụng đã góp phần mang lại nét sinh động cho bài văn, đồng thời thể hiện cách suy nghĩ, lập luận và cách trình bày vấn đề tƣơng đối tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mỗi dạng câu trong đó có tính tự lập tƣơng đối, giữa chúng có những kiểu quan hệ nhất định và đƣợc diễn đạt bằng những cách nhất định. Mỗi câu trong câu ghép là một vế câu hay một dạng câu không bị bao.

Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thƣờng gặp trong câu ghép là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tƣơng phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. Mỗi quan hệ thƣờng đƣợc đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biêt chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trƣờng hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

Trong số câu chúng tôi khảo sát, câu ghép được sử dụng là 132 câu, tỉ lệ 13,9%.

Ví dụ:

(1) “Mùa xuân đến, mọi vật căng tràn sức sống, đẹp tuyệt diệu như một thiên

đường trên mặt đất”.

(2) “Chị cũng nhận về mình tất cả lỗi lầm, do mình đẻ nhiều, do cuộc sống trên thuyền chật chội, những vất vả lo toan đè nặng lên đôi vai... nên người chồng

mới trở nên dữ dằn, nóng nảy như vậy”.

(3) “Nỗi nhớ ấy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ và dường như được dừng chân tại những tiết tấu, nhạc điệu dập dìu của vũ hội trong đêm liên hoan văn nghệ tại chiến khu Tây Bắc, đặc biệt nó được khắc hoạ rõ nét nhất qua bức chân dung lãng

mạn, bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến”.

Trong các ví dụ trên, ví dụ (1) sử dụng quan hệ tiếp nối không có quan hệ từ, ví dụ (2) dùng quan hệ nguyên nhân bằng cặp quan hệ từ do...nên, ví dụ (3) là quan hệ lựa chọn để liên kết giữa các vế trong câu.

Nếu trong câu đơn, cách tạo câu đơn giản hơn thì trong câu ghép, khả năng lập luận, liên kết giữa các vế trong câu phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng tạo và liên kết giữa các vế câu sao cho chúng có mối quan hệ chặt chẽ về nội dung ý nghĩa.

Như vậy, so với câu phức (6,5%), câu ghép được sử dụng trong bài viết của học sinh chiếm tỉ lệ lớn hơn (13,9%). Điều đó đồng nghĩa với việc các em đã có ý thức và kĩ năng tạo câu tương đối tốt. Cách dùng từ ngữ để tạo câu ghép cũng đa dạng, phong phú, giàu hình ảnh, cách diễn đạt khá mạch lạc, giàu nhạc điệu khiến cho bài văn thêm sinh động, có “hồn” hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.2. Câu phân loại theo mục đích giao tiếp

Căn cứ vào mục đích giao tiếp, có câu tƣờng thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

a. Câu tƣờng thuật (trần thuật) là câu không có đặc điểm hình thức của các

kiểu câu khác (nhƣ câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán), thƣờng dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả...

Ngoài những chức năng chính trên, câu tƣờng thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). Câu tƣờng thuật thƣờng kết thúc bằng dấu chấm.

Trong các văn bản nghị luận đƣợc khảo sát, câu tường thuật chiếm tỉ lệ đa số:

919/953 câu, tỉ lệ 96,4%.Hầu hết những câu tường thuật đó dùng để kể hoặc thông báo,

nhận định, miêu tả. Rất ít câu tường thuật dùng để yêu cầu hay bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

(1) “Không chỉ được in trong bộ lịch năm mới, tấm ảnh của Phùng được treo

ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”.

(2) “

”. (3) “Tấm là một đứa trẻ có một tuổi thơ đau khổ, không được sống một tuổi

thơ đầy hạnh phúc và mơ mộng như bao bạn bè cùng trang lứa”.

(4) “ ”.

(5) “Hiện tượng mất trật tự biểu hiện ở chỗ: trong giờ học quay ngang quay dọc, không chú vào bài học, mồm miệng lúc nào cũng hoạt động, nói chuyện trên trời

dưới biển”.

Nếu nhƣ câu tƣờng thuật là kiểu câu cơ bản, đƣợc dùng phổ biến nhất trong giao tiếp thì trong bài viết của mình, học sinh đã vận dụng kiểu câu này là chủ yếu. Điều đó chứng tỏ các em đã biết sử dụng câu theo mục đích nói khá tốt.

b. Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn nhƣ: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu,

bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)...không, (đã)...chưa; từ “hay” nối các vế có

quan hệ lựa chọn; có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong nhiều trƣờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, biểu lộ tình cảm, cảm xúc...và không yêu cầu ngƣời đối thoại trả lời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh việc dùng câu tƣờng thuật là chủ yếu trong các văn bản nghị luận, câu nghi vấn được các em sử dụng trong bài viết của mình là 13/953 câu, tỉ lệ là 1,4%.

Ví dụ:

(1) “Trước hết, chúng ta cần phải hiểu ma tuý là gì”?

(2) “Làm sao để đáp ứng được những nhu cầu thông tin, kiến thức, giải trí đó”? (3) “Bao nhiêu người lính hải quân đã ngã xuống trên đảo Hoàng Sa vì chủ

quyền đất nước”?

Trong số bài khảo sát, câu nghi vấn được sử dụng chiếm tỉ lệ nhỏ. Hầu hết những câu nghi vấn đó là những câu đơn, có sử dụng từ nghi vấn là gì, làm sao, bao

nhiêu... với mục đích hỏi và cần có câu trả lời. Dù chiếm tỉ lệ không cao nhƣng việc

sử dụng câu nghi vấn trong bài văn nghị luận sẽ giúp cho bài văn không còn đơn

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)