Tình hình sử dụng ngữ pháp

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tình hình sử dụng ngữ pháp

Trong luận văn, chúng tôi khảo sát tình hình sử dụng câu phân loại theo cấu trúc cú pháp và câu phân loại theo mục đích giao tiếp.

2.2.2.1. Câu phân loại theo cấu trúc cú pháp

Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc câu, ngƣời ta thƣờng phân biệt câu đơn với câu phức và câu ghép.

a. Câu đơn là câu chỉ gồm một cụm chủ vị. Câu đơn gồm câu đơn phần (câu

đặc biệt) và câu song phần. Câu gồm hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) đƣợc gọi là câu song phần, ví dụ: Tôi đọc sách; câu chỉ có một thành phần chính là câu đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phần, ví dụ: mưa.

Trong số câu chúng tôi khảo sát, học sinh sử dụng chủ yếu là câu đơn

(759/953 câu), chiếm tỉ lệ 79,6%. Điều đáng chú ý là không có câu đơn đặc biệt nào.

Các câu đƣợc sử dụng là những câu đơn gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Ngoài ra còn có các thành phần phụ khác nhƣ trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ...Nhƣ vậy, các em có ý thức mở rộng câu bằng cách phát triển các thành phần phụ để câu văn sinh động hơn.

Ví dụ:

(1) “Tấm Cám” là một tác phẩm văn học gắn liền với tuổi thơ của nhiều người”.

(2)“ - .

(3) Hiểu một cách đơn giản thì môi trường chính là tất cả những gì xung

quanh chúng ta”.

(4)

”.

b. Câu phức: là một cấu tạo gồm một câu nằm ngoài cùng mang tính chất tự

lập và một (hoặc hơn một) dạng câu bị bao không mang tính tự lập mà hoạt động với tƣ cách một (hay những) bộ phận của câu nằm ngoài cùng.

Trong số câu chúng tôi khảo sát, câu phức được sử dụng là 62 câu, tỉ lệ 6,5%.

Ví dụ:

(1) “Cứ mỗi năm xuân về, dù ai ở nơi xa cũng thu xếp về quê sum họp bên

gia đình”.

(2) “

.

(3) “Câu chuyện về người đàn bà hàng chài mà Phùng được lắng nghe tại toà án huyện khiến anh ngỡ ngàng bởi chiều sâu không cùng cuộc sống mà trước giờ anh

chưa từng ngờ tới”.

Dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong các bài viết nhƣng các câu phức các em sử dụng đã góp phần mang lại nét sinh động cho bài văn, đồng thời thể hiện cách suy nghĩ, lập luận và cách trình bày vấn đề tƣơng đối tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mỗi dạng câu trong đó có tính tự lập tƣơng đối, giữa chúng có những kiểu quan hệ nhất định và đƣợc diễn đạt bằng những cách nhất định. Mỗi câu trong câu ghép là một vế câu hay một dạng câu không bị bao.

Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thƣờng gặp trong câu ghép là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tƣơng phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. Mỗi quan hệ thƣờng đƣợc đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biêt chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trƣờng hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

Trong số câu chúng tôi khảo sát, câu ghép được sử dụng là 132 câu, tỉ lệ 13,9%.

Ví dụ:

(1) “Mùa xuân đến, mọi vật căng tràn sức sống, đẹp tuyệt diệu như một thiên

đường trên mặt đất”.

(2) “Chị cũng nhận về mình tất cả lỗi lầm, do mình đẻ nhiều, do cuộc sống trên thuyền chật chội, những vất vả lo toan đè nặng lên đôi vai... nên người chồng

mới trở nên dữ dằn, nóng nảy như vậy”.

(3) “Nỗi nhớ ấy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ và dường như được dừng chân tại những tiết tấu, nhạc điệu dập dìu của vũ hội trong đêm liên hoan văn nghệ tại chiến khu Tây Bắc, đặc biệt nó được khắc hoạ rõ nét nhất qua bức chân dung lãng

mạn, bi tráng của người chiến sĩ Tây Tiến”.

Trong các ví dụ trên, ví dụ (1) sử dụng quan hệ tiếp nối không có quan hệ từ, ví dụ (2) dùng quan hệ nguyên nhân bằng cặp quan hệ từ do...nên, ví dụ (3) là quan hệ lựa chọn để liên kết giữa các vế trong câu.

Nếu trong câu đơn, cách tạo câu đơn giản hơn thì trong câu ghép, khả năng lập luận, liên kết giữa các vế trong câu phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng tạo và liên kết giữa các vế câu sao cho chúng có mối quan hệ chặt chẽ về nội dung ý nghĩa.

Như vậy, so với câu phức (6,5%), câu ghép được sử dụng trong bài viết của học sinh chiếm tỉ lệ lớn hơn (13,9%). Điều đó đồng nghĩa với việc các em đã có ý thức và kĩ năng tạo câu tương đối tốt. Cách dùng từ ngữ để tạo câu ghép cũng đa dạng, phong phú, giàu hình ảnh, cách diễn đạt khá mạch lạc, giàu nhạc điệu khiến cho bài văn thêm sinh động, có “hồn” hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2.2. Câu phân loại theo mục đích giao tiếp

Căn cứ vào mục đích giao tiếp, có câu tƣờng thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

a. Câu tƣờng thuật (trần thuật) là câu không có đặc điểm hình thức của các

kiểu câu khác (nhƣ câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán), thƣờng dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả...

Ngoài những chức năng chính trên, câu tƣờng thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). Câu tƣờng thuật thƣờng kết thúc bằng dấu chấm.

Trong các văn bản nghị luận đƣợc khảo sát, câu tường thuật chiếm tỉ lệ đa số:

919/953 câu, tỉ lệ 96,4%.Hầu hết những câu tường thuật đó dùng để kể hoặc thông báo,

nhận định, miêu tả. Rất ít câu tường thuật dùng để yêu cầu hay bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

(1) “Không chỉ được in trong bộ lịch năm mới, tấm ảnh của Phùng được treo

ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”.

(2) “

”. (3) “Tấm là một đứa trẻ có một tuổi thơ đau khổ, không được sống một tuổi

thơ đầy hạnh phúc và mơ mộng như bao bạn bè cùng trang lứa”.

(4) “ ”.

(5) “Hiện tượng mất trật tự biểu hiện ở chỗ: trong giờ học quay ngang quay dọc, không chú vào bài học, mồm miệng lúc nào cũng hoạt động, nói chuyện trên trời

dưới biển”.

Nếu nhƣ câu tƣờng thuật là kiểu câu cơ bản, đƣợc dùng phổ biến nhất trong giao tiếp thì trong bài viết của mình, học sinh đã vận dụng kiểu câu này là chủ yếu. Điều đó chứng tỏ các em đã biết sử dụng câu theo mục đích nói khá tốt.

b. Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn nhƣ: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu,

bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)...không, (đã)...chưa; từ “hay” nối các vế có

quan hệ lựa chọn; có chức năng chính là dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong nhiều trƣờng hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, biểu lộ tình cảm, cảm xúc...và không yêu cầu ngƣời đối thoại trả lời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh việc dùng câu tƣờng thuật là chủ yếu trong các văn bản nghị luận, câu nghi vấn được các em sử dụng trong bài viết của mình là 13/953 câu, tỉ lệ là 1,4%.

Ví dụ:

(1) “Trước hết, chúng ta cần phải hiểu ma tuý là gì”?

(2) “Làm sao để đáp ứng được những nhu cầu thông tin, kiến thức, giải trí đó”? (3) “Bao nhiêu người lính hải quân đã ngã xuống trên đảo Hoàng Sa vì chủ

quyền đất nước”?

Trong số bài khảo sát, câu nghi vấn được sử dụng chiếm tỉ lệ nhỏ. Hầu hết những câu nghi vấn đó là những câu đơn, có sử dụng từ nghi vấn là gì, làm sao, bao

nhiêu... với mục đích hỏi và cần có câu trả lời. Dù chiếm tỉ lệ không cao nhƣng việc

sử dụng câu nghi vấn trong bài văn nghị luận sẽ giúp cho bài văn không còn đơn điệu, nhàm chán, góp phần hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục ngƣời đọc hơn.

c. Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến nhƣ: hãy, đừng, chớ, đi, thôi,

nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; đƣợc dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,... Khi viết, câu cầu khiến thƣờng kết thúc bằng dấu chấm than, nhƣng khi ý cầu khiến không đƣợc nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Trong bài viết, các em sử dụng câu cầu khiến với mục đích đề nghị, khuyên bảo. Ví dụ:

(1) “Đừng để mọi người nói rằng: “Việc ăn mặc của thanh niên đang dần trở

thành tệ nạn” các bạn nhé”!

(2) “Hãy tạo ra cho mình một thói quen và phương pháp học tập tốt”!

Bên cạnh những câu cầu khiến dùng từ cầu khiến nhƣ đừng, hãy,... và dùng dấu chấm than, cũng có những câu cầu khiến sử dụng với mục đích đề nghị, khuyên bảo nhƣng không sử dụng dấu chấm than mà kết thúc bằng dấu chấm. Ví dụ:

(3) “Vì vậy, hãy tìm hiểu kĩ về nó (tình yêu tuổi học tròtác giả luận văn chú thích) trước khi quyết định một việc làm nào đó của mình”.

(4) “Ngày nay, những trò chơi điện tử ngày càng đa dạng, phong phú, hãy cẩn thận trước những trò chơi đó, làm chủ bản thân để không quá sa đà vào những trò

chơi vô bổ”.

(5) “Hãy luôn nhớ chúng ta đang sống trong thế giới thực và mọi thứ không

dậm chân tại chỗ mà luôn chuyển động không ngừng”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

0,8%), nhƣng cách sử dụng của các em khá đa dạng, điều đó cho thấy sự linh hoạt khi sử dụng câu trong văn bản.

d. Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán nhƣ: ôi, than ôi, hỡi ơi,

chao ơi (ôi), trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...dùng để bộc lộ trực tiếp

cảm xúc của ngƣời viết và xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chƣơng. Khi viết, câu cảm thán thƣờng đƣợc kết thúc bằng dấu chấm than.

Bài văn nghị luận của học sinh cũng sử dụng kiểu câu này để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình, ví dụ:

(1) “Tôi nhớ quê lắm!”

(2) “Phú Lương, một vùng quê yêu dấu, một mảnh đất anh hùng với trăm ngàn

mến thương!”

(3) “Còn có nhiều bạn trông chờ, dựa dẫm vào gia đình, nhà trường, không chịu rèn luyện phấn đấu vươn lên, thật đáng buồn thay!”

Cũng tƣơng tự nhƣ câu nghi vấn và câu cầu khiến, câu cảm thán được dùng trong các bài văn nghị luận của học sinh trường PTDT Nôi trú Thái Nguyên rất ít

(13/953 câu, tỉ lệ 1,4%), chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số các bài văn được khảo sát.

Trong văn nghị luận việc sử dụng yếu tố biểu cảm với mức độ nhất định (nhƣ trên) phù hợp với đặc trƣng thể loại văn bản.

Có thể nói, trong bài văn nghị luận của mình, các em đã sử dụng các kiểu câu theo cấu trúc cú pháp và theo mục đích giao tiếp nhìn chung phù hợp với đặc trƣng văn bản. Vì vậy, bài viết của các em về cơ bản đạt yêu cầu về mặt ngữ pháp, có những bài viết chất lƣợng tốt. Hai loại câu đạt hiệu quả cao.

2.2.2.3. Những lỗi thường gặp ở câu (phân loại) theo cấu trúc ngữ pháp của học sinh trường PTDT Nội trú Thái Nguyên

Trong bài văn nghị luận, bên cạnh những ƣu điểm về sử dụng câu theo cấu trúc cú pháp, có một số bài các em vẫn còn mắc những lỗi điển hình khi viết câu nhƣ: thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

Ví dụ:

a. Câu thiếu thành phần chủ ngữ:

(1) “Trong đoạn trích, kể về nỗi cô đơn buồn khổ của người vợ có chồng đi chinh chiến nơi xa, nỗi nhớ thương da diết, chờ đợi trong mỏi mòn của người chinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(2) “Qua đoạn trích, thể hiện sự đồng cảm với từng nét tâm trạng, từng niềm khao khát để thể hiện thấm thía nỗi cô đơn rợn ngợp của người chinh phụ trong căn

phòng lạnh lẽo”.

(3) “Ngoài Hồ Núi Cốc còn có rất nhiều những danh lam thắng cảnh, những

di tích lịch sử”.

Trong các ví dụ trên, học sinh còn nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ trong câu, vì thế câu văn chƣa có thành phần chủ ngữ, chƣa rõ ý cần diễn đạt.

Số câu thiếu thành phần chủ ngữ được thống kê qua bài viết của các em là 50/953 câu (5,2%).

b. Câu thiếu thành phần vị ngữ:

(4) “Tình bạn của Trần Phồn và Từ Trĩ thời hậu Hán, tình bạn của Bá Nha và

Chung Tử Kì”.

(5) “Một bà già và một đứa cháu nhỏ khoảng 5 tuổi”. (6) “Quê hương Định Hoá em sinh ra và lớn lên”.

Nếu ví dụ (1), (2), (3) thiếu chủ thể hành động trong câu thì các ví dụ (4), (5), (6) chƣa nêu hoạt động, trạng thái hay tính chất của ngƣời, vật, sự vật,...đƣợc nói đến trong câu.

Số câu thiếu thành phần vị ngữ được thống kê qua bài viết của các em là 25/953 câu (2,6%).

c. Số câu mắc lỗi trong bài viết của học sinh không nhiều, chiếm tỉ lệ nhỏ. Trong đó, câu thiếu chủ ngữ nhiều hơn câu thiếu vị ngữ (câu thiếu thành phần chủ

ngữ gấp 2 lần câu thiếu thành phần vị ngữ).

Từ những lỗi trên cho thấy trong giảng dạy môn Ngữ văn, dạy cách viết câu đúng cho học sinh cần đƣợc chú ý hơn (điều này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở chƣơng 3).

Nhƣ vậy, về mặt ngữ pháp, chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng câu của học sinh trên hai phƣơng diện: phân loại theo cấu trúc cú pháp và phân loại theo mục đích giao tiếp. Trình bày sử dụng câu của học sinh thuộc 3 khối đƣợc trình bày trong bảng 2.2a dƣới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2a. Bảng tổng hợp tinh hình sử dụng câu của học sinh khối 10, 11, 12 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên

Phân loại

Cấu trúc cú pháp Mục đích giao tiếp Lỗi

Câu đơn Câu phức Câu ghép Câu tƣờng thuật Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Thiếu chủ ngữ Thiếu vị ngữ Số câu 759 62 132 919 13 8 13 50 25 Tỉ lệ % 79,6 6,5 13,9 96,4 1,4 0,8 1,4 5,2 2,6

Tình hình sử dụng câu của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên đƣợc so sánh với tình hình sử dụng câu của học sinh (ngƣời Kinh) trƣờng ngoài trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cấp học tƣơng đƣơng trong bảng 2.2b dƣới đây:

Bảng 2.2b. Bảng so sánh tình hình sử dụng câu giữa học sinh trƣờng PTDT Nội trú với học sinh trƣờng ngoài

Phân loại

Cấu trúc cú pháp Mục đích giao tiếp Lỗi

Câu đơn Câu phức Câu ghép Câu tƣờng thuật Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Thiếu chủ ngữ Thiếu vị ngữ HS trƣờng PTDT NT 79,6% 6,5% 13,9% 96,4% 1,4% 0,8% 1,4% 5,2% 2,6% Học sinh trƣờng ngoài 56,3% 36,2% 7,5% 85% 10% 1,2% 3,8% 0,6% 0% Nhận xét:

Qua bảng so sánh trên, ta thấy, mức độ sử dụng câu ở hai đối tƣợng trên có sự khác nhau. Học sinh trường PTDT Nội trú sử dụng câu đơn trong văn bản là chủ yếu

(79,6%). Học sinh trường ngoài sử dụng câu đơn với tỉ lệ thấp hơn (56,3%). Số lượng câu phức và câu ghép được học sinh trường ngoài sử dụng có tỉ lệ cao hơn,

đặc biệt là câu phức (Câu phức: học sinh dân tộc nội trú sử dụng là 6,5%; học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

học sinh trƣờng ngoài sử dụng là 7,5% ). Nghĩa là khả năng tạo câu phức của các em

trường ngoài tốt hơn. Sử dụng câu phân loại theo mục đích nói, các em học sinh dân

tộc nội trú dùng chủ yếu là câu tường thuật (96,4%) trong khi đó loại câu này ở học

sinh trƣờng ngoài là 85%. Câu tƣờng thuật là loại câu không khó trong việc huy động khả năng tƣ duy của học sinh. Do vậy cả hai đối tƣợng đều sử dụng nhiều nhƣng học

Một phần của tài liệu tiếng việt trong văn nghị luận của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thái nguyên - thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)