7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Tình hình sử dụng từ vựng
Nhƣ đã trình bày ở Chương 1, từ là một trong những khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học. Đây là đơn vị cấu trúc – ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, đƣợc quan niệm là dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng của đời sống, mang các thuộc tính tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngôn ngữ. Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu.
Trong đề tài, chúng tôi khảo sát từ theo phƣơng thức cấu tạo từ, và phân loại từ xét ở đặc trƣng ngữ pháp.
2.2.1.1. Theo phƣơng thức cấu tạo từ, sau khi phân loại, thống kê cách sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a. Tổng số từ học sinh 3 khối sử dụng trong bài viết là: 3223 từ, được sử dụng với tần số xuất hiện là 12.254 lượt từ (xem phụ lục 1).
b. Số lượng từ đơn và từ ghép học sinh sử dụng khá chênh lệch: Từ đơn:
944/3223 (29,3%), từ ghép: 2134/3223 (66,2%), từ láy:145/3223 (4,5%). Nhƣ vậy,
lƣợng từ ghép đƣợc sử dụng gấp gần 2,3 lần từ đơn.
c. Những từ có tần số cao hầu hết là từ đơn, từ định lượng hoặc từ biểu thị quan hệ sở thuộc, quan hệ từ, phó từ.
Ví dụ: từ “là” 214 lƣợt; từ “những” 203 lƣợt; từ “của” 196 lƣợt; từ “và” 145 lƣợt; từ “trong” 135 lƣợt; từ “có” 134 lƣợt; từ “người” 125 lƣợt; từ “một” 117 lƣợt;
từ “được” 90 lƣợt; từ “với” 88 lƣợt; từ “không”, “đã” 82 lƣợt…
d.Những từ tần xuất sử dụng thấp (1 lần), phần nhiều từ là từ ghép, thường là
từ ghép thuộc từ loại danh từ, tính từ hoặc tổ hợp từ.
Ví dụ: “áo khoác”, “cây cối”, “ao ước”, “bàn bạc”, “chói chang”, “chồng chất”, “cũ kĩ”, “đặc sắc”, “đặc sản”, “đa phương diện”, “đại thi hào”, “đâm chồi nảy lộc”, “dậm chân tại chỗ”, “ăn ngon mặc đẹp”, “chịu thương chịu khó”, “chùa rách bụt vàng”, “đăng khoa đỗ đạt”, “đất khách quê người”, “đường đường chính chính”, “hiệu ứng nhà kính”, “hồn thiêng sông núi”, “học trước quên sau”…
e. Số lượng từ ngữ học sinh sử dụng khá phong phú, thể hiện vốn từ đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
g. Số lượng từ láy được sử dụng chiếm tỉ lệ thấp (4,5%).
2.2.1.2. Theo đặc trƣng ngữ pháp, sau khi phân loại, thống kê, có thể nhận xét
về cách sử dụng từ loại của học sinh nhƣ sau:
a. Số lượng từ thuộc từ loại danh từ, động từ, tính từ của 3 khối chiếm 47,8%.
Trong đó, danh từ chiếm tỉ lệ cao hơn: 719 từ (22,3%).
b. Số lượng từ thuộc từ loại động từ là 322 từ (10%). c. Số lượng từ thuộc từ loại tính từ là 500 từ (15,5%).
d. Về cơ bản, học sinh sử dụng từ đúng ngữ pháp và ý nghĩa khái quát nên khi diễn đạt bài văn theo chủ đề tự chọn, các em chọn và dùng từ phù hợp, bài văn của các em khá rõ ý, đảm bảo sự trong sáng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ví dụ:
“Vậy đấy, vấn đề này (vấn đề dùng tiền chạy việc – tác giả luận văn chú thích)
ngày càng rộng rãi và gây nhiều bức xúc trong cộng đồng”.
Ở đây, học sinh dùng từ rộng rãi chƣa đúng với ý nghĩa biểu đạt, vì thế diễn đạt chƣa rõ ý.
Hay trong ví dụ sau:
“Có thể bạn xin được việc bây giờ nhưng dần với năng lực hạn hẹp, bạn
thường hay thất trách, hỏng việc”.
Từ “hạn hẹp” và từ “thất trách” trong câu văn trên sử dụng chƣa đúng. Có thể
thay bằng các từ “hạn chế” và “thất sách” (không có những quyết định hợp lí) câu văn sẽ rõ nghĩa hơn.
Trong câu:
“Biết bao người đã quyên góp những cứ cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam”.
Từ “quyên góp” và “những cứ” sử dụng chƣa đúng nghĩa, có thể thay thế bằng
các từ “thu thập”, “chứng cứ” câu văn sẽ sáng rõ hơn.
Trong Chương 3 của luận văn chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này.
Tình hình sử dụng từ của 3 khối của học sinh trƣờng PTDT Nội trú đƣợc phản ánh qua bảng 2.1a dƣới đây:
Bảng 2.1a. Bảng tổng hợp tình hình sử dụng từ vựng của học sinh khối 10, 11, 12 trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên
Phân loại
Phƣơng thức cấu tạo Từ loại
Từ lỗi Từ đơn Từ ghép Từ láy Danh từ Động từ Tính từ
944 2134 145 719 322 500 48
Tỉ lệ % 29,3 66,2 4,5 22,3 10 15,5 1,5
Bên cạnh việc khảo sát cách sử dụng từ của học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát cách sử dụng từ ngữ của học sinh khối lớp tƣơng đƣơng tại trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong bảng so sánh 2.1b dƣới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.1b. Bảng so sánh tình hình sử dụng từ vựng giữa học sinh trƣờng PTDT Nội trú Thái Nguyên với học sinh trƣờng ngoài
Phân loại
Phƣơng thức cấu tạo Từ loại Từ lỗi
Từ đơn Từ ghép Từ láy Danh từ Động từ Tính từ
HS trƣờng
PTDT NT 29,3% 66,2% 4,5% 22,3% 10% 15,5% 1,5%
HS trƣờng
ngoài 41,8% 56% 2,2% 22,1% 12,4% 21,1% 0,1%
Nhận xét
a. Về phương thức cấu tạo, cả hai đối tượng khảo sát trên đều sử dụng từ
ghép nhiều hơn từ đơn. Với học sinh dân tộc nội trú, tỉ lệ chênh lệch khi sử dụng từ
đơn và từ ghép khá nhiều (từ đơn 29,3%, từ ghép 66,2%), còn với học sinh trƣờng ngoài, tỉ lệ dùng từ đơn và từ ghép đồng đều hơn (từ đơn 41,8%, từ ghép 56%).
b. Về từ loại danh từ và động từ, cả hai đối tượng học sinh sử dụng chênh
lệch nhau không nhiều. Danh từ: học sinh dân tộc nội trú 22,3%, học sinh trƣờng
ngoài 22,1%; động từ: học sinh dân tộc nội trú 10%, học sinh trƣờng ngoài 12,4%
c. Về từ loại tính từ, đối tượng học sinh trường ngoài sử dụng nhiều hơn. học
sinh dân tộc nội trú 15,5%, học sinh trƣờng ngoài 21,1%.
Nhƣ vậy, dù cách dùng từ theo hai phƣơng thức trên của hai đối tƣợng khảo sát có sự khác nhau, nhƣng tỉ lệ chênh lệch không nhiều. Điều này cho thấy mức độ sử dụng tiếng Việt về từ vựng của hai đối tƣợng trên có những mặt gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau.