Phương pháp xét nghiệm mẫu phân

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 57 - 58)

* Để tỡm noón nang cầu trùng lợn chúng tôi sử dụng phương pháp

Darling:

Tiến hành: Cho phân vào cốc thủy tinh, cho nước lã vào khuấy tan, lọc qua lưới lọc để loại bỏ cặn bã thô. Ly tâm nước lọc với tốc độ 3000 vũng/3 phỳt tỷ trọng của noãn nang sẽ nặng hơn tỷ trọng của nước, chìm xuống dưới, chắt bỏ từ từ nước lớp trên, giữ lại phần cặn sau đó cho dung dịch nước muối bão hòa, lắc đều hoặc dùng đũa thủy tinh khuấy đều, rồi lại tiếp tục lại ly tâm lần nữa trong 3 phút tốc độ 3000 vũng, noón nang nhẹ hơn sẽ nổi lên trên. Sau ly tâm lần 2 dựng vũng vớt vớt lớp màng nổi trên bề mặt, cho lên phiến kính đậy lamen, soi kính hiển vi tỡm noón nang cầu trùng.

* Phương pháp định loại noãn nang cầu trùng:

Dựa vào đặc điểm hình thái, cấu tạo, màu sắc noãn nang cầu trùng thu được từ kiểm tra phân và từ các điểm hoại tử của ruột non qua mổ khám bệnh tích, so sánh với noãn nang cầu trùng lợn theo khóa định loại của Levine N.D (1985).

Nuụi noãn nang trong môi trường Bichromate kali 2,5% để noãn nang phát triển đến giai đoạn hình thành túi bào tử, dựa vào số lượng túi bào tử để phân biệt cầu trùng giống Isospora và Eimeria theo mô tả của theo Đỗ Dương Thái (1975).

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm cầu trùng: Dùng phương pháp đếm Oocyst trên buồng đếm Mc. Master để xác định cường độ nhiễm cầu trùng (Oocyst/gam phân) và qui định cường độ nhiễm dựa vào trạng thái của phân lợn như sau (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)):

≤ 4000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nhẹ (+): phân bình thường; > 4000 – 8000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm trung bình (++): phõn nhão;

> 8000 - 12000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nặng (+++): phân lỏng sệt;

> 12000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm rất nặng (++++): phân lỏng.

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 57 - 58)