Phòng bệnh

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 46 - 48)

Các nghiên cứu về khả năng đáp ứng miễn dịch cầu trùng cho đến nay vẫn còn ít và chưa đầy đủ. Một số nghiên cứu đã cho thấy khả năng sinh miễn dịch cầu trùng của cơ thể gia súc, gia cầm rất kém và miễn dịch chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Vì vậy, vấn đề phòng bệnh cầu trùng cho lợn chủ yếu dựa vào chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh (Nguyễn Thị Kim Lan (2008)).

* Vệ sinh phòng bệnh

Cầu trùng lợn có chu trình phát triển rất nhanh (5 - 13 ngày), Oocyst

nước thải chuồng lợn vẫn tồn tại trong khoảng thời gian 60 đến 90 ngày. Đó là những điều kiện thuận lợi cho cầu trùng và bệnh cầu trùng lợn phát triển. Đồng thời, Oocyst bị tiêu diệt trong phân ủ nhiệt sinh học. Vì vậy, để phòng bệnh cầu trùng đòi hỏi các cán bộ kỹ thuật và công nhân chăn nuôi lợn phải nghiêm túc thực hiện tết các giải pháp phòng bệnh sau:

- Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị sạch sẽ. Chuồng trại chăn nuôi phải xây nơi cao ráo có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Thức ăn phải đảm bảo, nước uống phải sạch sẽ.

- Khụng nuôi chung lợn nhiều lứa tuổi khác nhau trong một khu vực. - Phân và chất độn chuồng của đàn lợn phải được thu gom hàng ngày và ủ kỹ đúng nơi qui định, thường xuyên có biện pháp tiêu diệt côn trùng, chuột và động vật hoang dã ở khu vực chuồng nuôi lợn.

- Mỗi hộ gia đình nên có hố chứa nước thải chuồng lợn đảm bảo vệ sinh thú y (hố nước thải chuồng lợn phải đặt cách xa khu vực chuồng nuôi, có ống dẫn nước thải đặt ngầm trong đất, miệng hố phải được đậy kín). Nước thải phải được xử lý trước khi sử dụng tưới cho cây trồng (có thể xử lý bằng chế phẩm sinh học để diệt Oocyst cầu trùng).

- Chuồng trại vào cỏc thỏng mưa phùn, lạnh phải khụ rỏo, thoỏng và ấm cho lợn con (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)).

* Phòng bệnh bằng hoá dược

Đây là phương pháp kinh điển nhưng có hiệu quả. Trong khoảng 10 năm trở lại đây ngành hoá dược thú y đó cú những tiến bộ, có rất nhiều loại thuốc chông cầu trùng mới được ra đời, một số thuốc sủ dụng đó khỏ lõu (23- 30 năm) như Rigecocin, Amprolium. Tuỳ theo khả năng và thói quen mà mỗi cơ sở chăn nuôi dùng một số loại thuốc khác nhau, thậm chí liều lượng và liệu trình cũng khác nhau.

Lê Văn Năm (2003) khuyến cáo: lợn từ 15 đến 90 ngày tuổi nờn dựng

T. Eimerin với liều bằng 1/2 liều chữa, dùng 3 ngày, nghỉ 5 ngày sẽ không

những loại bỏ được bệnh cầu trùng mà cũn phũng được bệnh phân trắng, chướng hơi, phó thương hàn lợn con. Bên cạnh đó, trong thức ăn tập ăn nờn dựng 1 trong 2 loại thuốc T. Eimerin hoặc Vinacoc. ACB trong thời gian 3 ngày trước và sau cai sữa.

* Phòng bệnh bằng vắc xin:

Hiện nay, đó cú vắc xin phòng bệnh cầu trùng nhưng việc sử dụng còn hạn chế. Ở Mỹ, đã phát triển vắc xin sống, vắc xin này là hỗn hợp Oocyst của

các loài Eimeria phổ biến nhất. Vắcxin được pha vào nước uống, nhưng chỉ thuần túy là khống chế việc nhiễm cầu trựng nờn trong quá trình chăn nuôi, đến một lúc nào đó vẫn phải điều trị. Sau này, các vắcxin sống phần lớn bị thay thế bằng các vắcxin an toàn hơn, chế tạo từ các chủng cầu trùng nhược độc trong phòng thí nghiệm đã mất độc lực nhưng vẫn sinh miễn dịch (Hunter A., 2002) (dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan (2008)).

Một số tài liệu cho thấy, việc chế tạo vắcxin phòng bệnh cầu trùng hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu ở gia cầm và thu được những kết quả nhất định. Đây là kết quả rất có ý nghĩa, mở ra hướng nghiên cứu rộng rãi vắc xin phòng bệnh cầu trùng ở gia cầm cũng như ở gia súc.

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 46 - 48)