Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo cỏc xó

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 65 - 67)

Để đánh giá được tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở cỏc xó, chỳng tụi đó thu thập 601 mẫu phân lợn nuôi tại 6 xã của huyện Thanh Ba đem xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các xã

Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu dương tính (mẫu) Tỷ lệ nhiễ m (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % N % n % Đại An 80 35 43,75 16 45,71 11 31,43 6 17,14 2 5,71 Nnh Dân 120 47 39,17 28 59,57 13 27,66 2 4,26 4 8,51 Vân Lĩnh 51 30 58,82 9 30,00 13 43,33 5 16,67 3 10,00 Thanh Hà 110 35 31,82 18 51,43 11 31,43 5 14,29 1 2,86 Đỗ Sơn 120 34 28,33 21 61,76 10 29,41 3 8,82 0 0,00 Đỗ Xuyên 120 33 27,50 17 51,52 8 24,24 6 18,18 2 6,06 Cộng chung 601 214 35,61 109 50,93 66 30,84 27 12,62 12 5,61

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn nuôi tại 6 xã của huyện Thanh Ba khá cao, biến động trong khoảng 27,50% đến 58,82%, trung bình 35,15%; lợn nhiễm ở cường độ từ nhẹ đến nặng, song tập trung chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình. Trong cỏc xó được điều tra, lợn nuôi tại xó Võn Lĩnh có tỷ lệ nhiễm trung bình cao nhất chiếm 58,82%; nhiễm nhiều ở cường độ nặng và rất nặng (16,67% và 10,0%). Xã Đỗ Xuyên có tỷ lệ nhiễm trung bình thấp nhất chiếm 27,50%, lợn nhiễm ở cường độ chủ yếu là nhẹ (51,52%), nhiễm ở cường độ rất nặng là thấp nhất là 6,06%; Ở xã Thanh Hà có cường độ nhiễm trung bình (31,82%), nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ, không có lợn nhiễm ở cường độ rất nặng (0,0%). Đặc biệt trong quá trình xét nghiệm phõn tỡm cầu trùng tại cả 6 xã chúng tôi thấy lợn nuôi ở đây đều bị nhiễm hai giống cầu trùng Eimeria và Isospora.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ hơn qua hình 4.2

Hình 4.2: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo cỏc xó

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn nuôi tại các xã khác nhau là do phương thức chăn nuôi và tình trạng vệ sinh thú y. Xó Võn Lĩnh có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn cao nhất so với cỏc xó khỏc là do: hầu hết các hộ chăn nuôi thường nuôi lợn theo phương thức quảng canh (nhỏ lẻ) theo kiểu tận dụng các phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp, chuồng nuôi đơn sơ không đảm bảo tiêu chuẩn, công tác vệ sinh thú y ít được quan tâm. Một số ít hộ gia đình cho lợn con sau cai sữa ăn thức ăn nghèo chất dinh dưỡng như: cám gạo xỏt hũa với nước lã cho uống sống, lợn thiếu dinh dưỡng hay liếm láp nền chuồng. Trên đây là những điều kiện thuận lợi để Oocyst cầu trùng phát triển và xâm nhập vào đường tiêu hóa của lợn gây bệnh. Ngoài ra, vấn đề dùng thuốc phòng và điều trị lợn mắc cầu trùng chưa được quan tâm. Đõy chớnh là nguyên nhân làm cho lợn mắc cầu trùng cao hơn cỏc xó khác.

Thực tế cho thấy, tình trạng chăn nuôi như trên vẫn thấy phổ biến ở cỏc xó trong huyện nên tỷ lệ lợn mắc cầu trùng vẫn còn khá cao. Ở các xã Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn việc phát triển chăn nuôi đã được người dân chú trọng đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn nái và lợn con tốt hơn, chăn nuôi trang trại ở đây có chiều hướng phát triển tốt, vì vậy mà tỷ lệ lợn mắc bệnh cầu trùng thấp nhất (27,50%) và lợn nhiễm ở cường độ nhiễm nhẹ là chủ yếu, cường độ nhiễm nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Kết quả trên còn cho thấy, ở cỏc xó vựng trung du miền núi (Đại An, Vân Lĩnh, Ninh Dân) do phong tục, tập quán và trình độ chăn nuôi còn nhiều hạn chế, do đó tình hình mắc cầu trùng phổ biến hơn, cả về tỷ lệ và cường độ so với cỏc xó vựng đồng bằng (Thanh Hà, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên).

Như vậy, lợn nuôi ở phương thức chăn nuôi lạc hậu, trong điều kiện vệ sinh thú y kém có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng tăng lên. Theo Lâm Thị Thu Hương (2004), tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn nuụi trờn nền xi măng cao hơn rất nhiều so với lợn nuụi trờn nền sàn, tỷ lệ nhiễm Isospora suis ở

nền xi măng là 52,65% trong khi tỷ lệ này ở nền sàn là 35,60%. Kết quả này cho thấy, tình trạng vệ sinh thú y ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng lợn. Kết quả nghiên cứu của chỳng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Johannes Kaufmann (1996). Vì vậy, trong chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh chuồng trại, nền chuồng nuôi cần khụ thoỏng, sạch sẽ.

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w