Các triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 74 - 93)

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Những triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong thực hành lâm sàng thú y. Nú giỳp cho việc phát hiện ra các cá thể đang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan, tổ chức đang mắc bệnh trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng rất quan trọng, nú giỳp cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện tiêu chảy sẽ dễ dàng hơn.

pháp thường quy, chúng tôi thấy lợn con dưới 2 tháng tuổi nhiễm bệnh nhiều và biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ nhất. Vì vậy, để tiện cho việc theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn bệnh chúng tôi đã chọn lợn ở lứa tuổi dưới 2 tháng tuổi để theo dõi.

Theo dõi tổng số 45 con lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng nặng theo tiêu chí phân sệt đến lỏng, kiểm tra số lượng noãn nang/1 gam phân ở mức (+++) và trên (+++). Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Những triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh cầu trùng

Số lợn quan sát Triệu chứng Số lợn (n = 45) Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%) Mệt mỏi, ủ rũ 31 68.89

Giảm bú, giảm ăn, hay nằm một chỗ 31 68.89 Da khô, lông xù, gầy còm, tăng trọng kém 45 100 Tiêu chảy, phân màu vàng xám, nhiều dịch nhày 31 68.89

Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng 11 24.44

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, lợn mắc cầu trùng đều thấy xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, giảm bú, giảm ăn, da khô lụng xự, gầy còm tăng trọng kém, tiêu chảy, phân màu vàng xám có nhiều dịch nhày, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng.

Kết quả theo dõi cho thấy lợn bệnh mệt mỏi, ủ rũ, giảm bú, bỏ ăn hay nằm một chỗ là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên với các tỷ lệ 68.89%.

Sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên không lâu lợn có biểu hiện tiêu chảy mạnh phõn loóng, màu từ màu vàng xám có nhiều dịch nhày cũng có khi thấy có khuẩn máu, mùi thối khắm chiếm tỷ lệ 68.89%. Quan sát còn thấy 11 lợn bị chướng bụng, đầy hơi và chúng bị đau bụng nằm cong lưng chiếm tỷ lệ 24,44%.

Đặc biệt, khi cầu trùng ký sinh trong niêm mạc ruột phá hủy các tế bào biểu mô ruột, gõy viờm làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, nên lợn bệnh biểu hiện triệu chứng da khô, lụng xự, gầy còm, tăng trọng kém với tỷ lệ xuất hiện 100%.

Theo Đào Trọng Đạt và cs (19984), khi lợn cảm nhiễm với Isospora suis, các giai đoạn phát triển khác nhau của cầu trùng phá hoại tế bào biểu bì

lông nhung của ruột làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của vật nuôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét này.

Qua kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh chúng tôi rút ra kết luận về triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh cầu trùng như sau: Thời gian nung bệnh kéo dài khoảng 7 ữ 8 ngày, lợn thường ủ rũ mệt mỏi, sau đó lợn xuất hiện triệu chứng ỉa chảy phân màu vàng nhiều dịch nhày mùi thối khắm, ngoài ra còn thấy lợn còi cọc chậm lớn, da khô, lụng xự, vật bệnh có biểu hiện chướng bụng đầy hơi.

Hình 4.6.1

Lợn con tuổi mắc bệnh cầu trùng nặng còi cọc, chậm lớn,

da khô, lông xù

Hình 4.6.2

Phân của lợn mắc bệnh cầu trùng

Hình 4.6.3

Lợn con tuổi mắc bệnh cầu trùng

Hình 4.6.4

Phân của lợn mắc bệnh cầu trùng Hình 4.6: Một số hình ảnh triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh cầu trùng

Hình 4.7.1

Oocyst cầu trùng vừa mới theo phân ra bên ngoài

Hình 4.7.2

phôi bào của Oocyst cầu trùng đang co lại để hình thành túi bào tử

(ngày thứ 2 trong môi trường bichromate kali 2,5%)

Hình 4.7.3

Oocyst cầu trùng trong phân lợn đang co lại để hình thành bào tử

Hình 4.7.4

Sự hình thành Sporocyst trong môi trường Bichromate kali 2,5%

(ngày thứ 8)

Hình 4.7: Một số hình ảnh về hình thái của oocyst cầutrựng qua các giai đoạn phát triển ở trong phân và môi trường Bichromate Kali 2,5% 4.2.2 Bệnh tích ở lợn mắc bệnh cầu trùng

Để xác định được những biến đổi đại thể do cầu trựng gõy ở các cơ quan trên cơ thể lợn bệnh, chúng tôi đã tiến hành mổ khám 3 lợn dưới 2 tháng tuổi

mắc bệnh cầu trùng mức độ nặng, có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình nhất. Kết quả được trình bày tóm tắt ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng Số lợn Bệnh tích Số lợn (n = 3) Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%)

Xung huyết ở các đoạn không tràng, hồi tràng 3 100 Niêm mạc ruột bị xuất huyết nhẹ các đoạn không tràng và

hồi tràng 3 100

Niêm mạc ruột bị viêm ca ta ở các đoạn không tràng và hồi

tràng 3 100

Hạch màng treo ruột tăng sinh 3 100

Chất chứa trong ruột lỏng, màu vàng kem 3 100

Phổi bị viêm xuất huyết 2 66.67

Qua kết quả mổ khám cho thấy, bệnh tích chủ yếu tập chung ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở đoạn không tràng, hồi tràng, cụ thể như sau:

Mổ khám thấy rõ biến đổi ở đường tiêu hóa đó là: xung huyết ở ruột với 100% số ca mổ có biểu hiện này. Ruột bị xung huyết là do cơ chế gây bệnh của cầu trùng: ngày thứ nhất ở trong ruột, dưới tác động của dịch dạ dày, dịch ruột, Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra bào tử cầu trựng. Chỳng lập tức chui vào các tế bào biểu bì để ký sinh và hình thành Schizont 1, giải

phóng ra các Merozoit. Các Merozoit tiếp tục xâm nhập vào tế bào mới. Ngày thứ 2 và 3, sau 2 hoặc 3 thế hệ Schizont 2, Schizont 3, các Merozoit thế hệ cuối cùng sẽ phát triển thành giao tử đực, giao tử cái trong tế bào niêm mạc ruột và tuyến. Lúc này, hiện tượng xung huyết niêm mạc ruột là căn bản. Tiếp đến là hiện tượng xuất huyết nhẹ chiếm 100%. Kết quả bệnh lý này là do

ngày thứ năm trong chu trình phát triển của cầu trùng hàng loạt tế bào niêm mạc ruột bị phá vỡ, giải phóng Oocyst vào xoang ruột, gây hiện tượng xuất huyết lan tràn (Williams R.S., Busshell A.C. và cộng sự, 1996 (theo dẫn liệu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)).

Hiện tượng ruột bị viêm cata ở không tràng và hồi tràng chiếm 100%, các biểu hiện hạch màng treo ruột tăng sinh, chất chứa trong ruột lỏng màu vàng kem 100% số ca đều có. Nguyễn Thị Kim Lan (2008), mổ khám lợn bị nhiễm cầu trùng cho biết: Trong ruột chứa chất lỏng màu vàng kem, hạch màng treo ruột tăng sinh. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả này.

Theo cơ chế sinh bệnh của cầu trựng thỡ chỳng không tác động đến phổi. Song, khi mổ khám lợn bị bệnh tự nhiên thấy 2 ca có biểu hiện viêm phổi xuất huyết chiếm 66,67%. Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2008), hiện tượng viêm phổi có thể do kế phát một số vi khuẩn gây mủ khác gây ra. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét này.

Ngoài ra chúng tôi còn thấy hiện tượng các hạch màng treo ruột tăng sinh, cắt ruột thấy chất chứa trong ruột màu vàng kem, niêm mạc ruột non bị viêm cata.

Như vậy, có thể nói bệnh tích của bệnh cầu trùng chủ yếu tập trung ở đường tiêu hóa, với các biểu hiện xung huyết, xuất huyết, chất chứa trong ruột màu vàng kem, hạch màng treo ruột tăng sinh, niêm mạc ruột bị viêm cata.

Hình 4.8.1

Hạch màng treo ruột tăng sinh

Hình 4.8.2 Ruột non bị xung huyết, hạch màng treo ruột tăng sinh

Hình 4.8.3

Chất chứa trong ruột màu vàng kem

Hình 4.8.4

Ruột non bị xuất huyết nhẹ Hình 4.8: Một số hình ảnh bệnh tích của lợn mắc bệnh cầu trùng 4.3 Kết quả phòng và điều trị bệnh bệnh 2 loại thuốc Nova-coc và RTD-

Cocsistop

4.3.1 Kết quả điều trị bệnh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng được đưa ra giới thiệu và bán rộng rãi trên cả nước. Chính vì vậy việc dùng loại thuốc nào để điều trị hợp lý, đem lại hiệu quả cao là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu với các nhà chăn nuôi. Để góp phần tìm hiểu và lựa chọn loại thuốc thích hợp trong điều trị bệnh cầu trùng, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hiệu

lực điều trị của 2 loại thuốc Nova-coc và RTD-Cocsistop trên 2 lô thí nghiệm, mỗi lô gồm 15 con lợn dưới 2 tháng tuổi, nhiễm cầu trùng nặng với các biểu hiện như nhau theo phác đồ điều trị như sau:

+ Phác đồ 1:

- Thuốc trị cầu trùng: Nova-coc. Liều dùng: điều trị: 1,5g/kg thể trọng/ngày. Cách dùng: dùng trong 3 ngày liên tục, nghỉ 2 ngày, sau đó tiếp tục dùng 2 ngày

- Thuốc điện giải: Vitamin C – Sol. Liều dùng: 1g/10 kg thể trọng. - B-Complex. Liều dựng: tiờm bắp với liều 10ml/25kg thể trọng/ngày. + Phác đồ 2:

- Thuốc trị cầu trùng: RTD-Cocsistop. Liều dùng: 100mg/kg thể trọng. Cách dùng: dùng trong 3-5 ngày liên tục

- Thuốc điện giải: Vitamin C – Sol. Liều dùng: 1g/10 kg thể trọng. - B-Complex. Liều dựng: tiờm bắp với liều 10ml/25kg thể trọng/ngày. Thời gian điều trị, theo dõi 7 ngày.

Kết quả điều trị được theo dõi và thể hiện qua bảng 4.8 và 4.9:

Bảng 4.8: Kết quả điều trị cầu trùng bằng thuốc Nova-coc Trước điều trị Sau điều trị Số lợn thử nghiệm (con) 15 2 Tỷ lệ nhiễm (%) 100 13,33 Cường độ nhiễm (%) ≤4.000 oocyst/g phân 45,37 100 >4.000-8.000 oocyst/g phân 30,96 0 >8.000-12.000 oocyst/g phân 16,35 0 >12.000 oocyst/g phân 7,32 0

Bảng 4.9: Kết quả điều trị cầu trùng bằng thuốcRTD-Cocsistop Trước điều trị Sau điều trị Số lợn thử nghiệm(con) 15 3 Tỷ lệ nhiễm (%) 100 20 Cường độ nhiễm (%) ≤ 4.000 oocyst/g phân 44,75 66,67 > 4.000-8.000 oocyst/g phân 32,67 33,33 > 8.000-12.000 oocyst/g phân 12,83 0 > 12.000 oocyst/g phân 9,75 0

Kết quả ở các bảng 4.8 và 4.9 chúng tôi nhận thấy cả 2 loại thuốc đều có hiệu quả cao đối với bệnh cầu trựng trờn địa bàn. Sau 7 ngày điều trị thì tỷ lệ mắc bệnh ở cỏc lụ là khác nhau có sự khác nhau không đáng kể. Cụ thể: lợn ở lụ dùng thuốc Nova-coc tỷ lệ nhiễm bệnh sau điều trị còn 13,33%, lợn ở lụ dùng thuốc RTD-Cocsistop tỷ lệ nhiễm bệnh sau điều trị còn 20%.

Sau 7 ngày điều trị thì hầu như lợn ở 2 lô đều khỏi hoàn toàn về mặt triệu chứng lâm sàng. Mặc dù vậy khi kiểm tra các mẫu phân vẫn thấy sự có mặt của noãn nang cầu trùng, nhưng do số lượng ít. Do vậy ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc thỡ khõu chăm sóc nuôi dưỡng tốt cũng rất cần thiết nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn, giảm khả năng phát bệnh. Ngoài ra để tránh hiện tượng nhiễm bệnh kế phát đồng thời nâng cao sức đề kháng của lợn thỡ nên bổ sung thờm cỏc thuốc bổ chứa khoáng, vitamin... cần thiết. Như vậy hiệu quả phòng trị sẽ tốt hơn.

4.3.2 Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho lợn

Từ kết quả nghiên cứu một số đặc điểm về bệnh cầu trùng, kết quả thử nghiệm thuốc điều trị bệnh và kế thừa kết quả nghiờn cứu Lê Minh và cs (2009), chúng tôi đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh cầu trùng ở lợn như sau:

- Điều trị triệt để cho những lợn mắc bệnh bằng một trong 2 loại thuốc: Nova-coc với liều 1,5g/kg thể trọng/ngày và RTD-Cocsistop với liều dùng 100mg/kg thể trọng.

- Khi điều trị lợn mắc bệnh cầu trùng (đặc biệt lợn con dưới 2 tháng tuổi) cần chú ý bổ sung chất điện giải, các vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng.

- Phòng bệnh cầu trùng cho lợn bằng thuốc Nova-coc hoặc RTD- Cocsistop với liều bằng ẵ liều điều trị cho lợn con dưới 2 tháng tuổi.

- Giữ chuồng trại, sân chơi và khu vực xung quanh chuồng lợn sạch sẽ, khô ráo, đặc biệt vào vụ Hè – thu. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống cho lợn.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua các kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng của đàn lợn nuôi tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, cũng như các kết quả nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn bệnh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đàn lợn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ nhiễm hỗn hợp 5 loài cầu trùng, trong đó 4 loài thuộc giống Eimeria và 1 loài thuộc giống Isospora, với tỷ lệ nhiễm khác nhau dao động từ 7,94% (loài Eimeria perminuta) đến 32,71% (loài Eimeria debliecki). Tỷ lệ nhiễm chung bệnh cầu trùng ở lợn dao động 27,5% (xã Đỗ Xuyên) 58,82% (xó Vân Lĩnh), cường độ nhiễm chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình. Lợn dưới 2 tháng tuổi (chủ yếu từ 4 – 17 ngày tuổi) nhiễm cầu trùng giống Isospora, lợn trên 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng giống Eimeria.

2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm dần theo tuổi của lợn, cao nhất ở giai đoạn lợn con từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi (57,73%), lợn từ 2 đến 6 tháng tuổi và trên 6 tháng nhiễm ở mức độ nhẹ (lần lượt là 36,11% và 10,95%). Tỷ lệ và cường độ lợn nhiễm cầu trùng ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ tương đối cao (68,70%), cường độ nhiễm chủ yếu ở mức độ nặng; chăn nuôi gia trại tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp hơn (24,67%); đối với lợn chăn nuôi trong các trang trại công nghiệp nhiễm với tỷ lệ và cường độ thấp (8,60%).

3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn có sự khác nhau giữa các mùa vụ trong năm. Cỏc thỏng vụ Hè – thu có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn so với cỏc thỏng vụ Đông – xuõn (30,63% so với 41,28%).

4. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh cầu trùng là: vật bệnh giảm ăn, hoặc bỏ ăn,da khụ lụng xự, chậm lớn, con vật có biểu hiện ỉa chảy, phân màu từ vàng xám đến xanh như nước xi măng.

Bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh cầu trùng chủ yếu tập trung vào đường ruột, gây xung huyết, xuất huyết các đoạn không tràng và hồi tràng, ruột non bị viêm cata, hạch màng treo ruột tăng sinh, chất chưa trong ruột lỏng màu vàng kem.

5. Cả 2 loại thuốc Nova-coc và RTD-Cocsistop đều có tác dụng điều trị bệnh cầu trùng ở lợn, dùng 2 loại thuốc trên để phòng bệnh với liều bằng ẵ liều điều trị. Trong quá trình điều trị, cần kết hợp bổ sung chất điện giải, vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng của lợn. Ngoài ra, cần chú y đến công tác vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, sân chơi cho lợn.

5.2 Đề nghị

Đề nghị tiếp tục nghiên cứu với dung lượng mẫu lớn, trên phạm vi rộng và thời gian nghiên cứu dài, cần tiến hành nghiên cứu thờm cỏc đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng, cũng như thời gian sống của cầu trùng ngoài môi trường, kiểm tra các loài cầu trùng hiện tại đang lưu hành tại tại địa phương, thử nghiệm dùng vắc xin phòng bệnh để lựa chọn loại thuốc thích hợp để từ đó có đầy đủ các kết luận về bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt

1. Phạm Văn Chức và cs (1991), Nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất vacxin

phòng chống bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ tia gama,

báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học kỹ thuật thú y các tỉnh phía Nam. 2. Trương Văn Dung và cs (2002), Cẩm nang chẩn đoán về các bệnh gia súc ở

Việt Nam, Viện Thú Y quốc gia, tr. 137.

3. Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1984), Bệnh gia súc non, NXB Nông nghiệp.

4. Bạch Mạnh Điều, Phan Lục và cộng sự (1999), “Kết quả nghiên cứu tìm

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 74 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w