Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 32 - 40)

Do tính chất nguy hiểm của cầu trùng gây ra đối với gia súc, gia cầm nên ngày càng có nhiều tác giả trong nước chú ý nghiên cứu về cầu trùng và bệnh cầu trùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũn ớt và chưa đầy đủ, trong đó một số nghiên cứu có ý nghĩa.

Năm 2004, Lâm Thị Thu Hương đã tìm thấy cầu trùng ở các trại lợn của thành phố Hồ Chí Minh, ngoài Isospora suis và Crytosporidium, cũn có 5 loài Eimeria: E. porci, E. neodebliecki, E. scabra, E. perminuta và E.

debliecki. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005), khi nghiên tình hình nhiễm cầu

trùng lợn tại một số dịa phương thuộc tỉnh Thỏi Nguyờn cho biết: lợn nuôi tại đây bị nhiễm 7 loài cầu trùng gồm: E. porci, E. neodebliecki, E. scabra, E.

Sức đề kháng của cầu trùng là khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài tác động đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cầu trựng. Cỏc yếu tố ngoài môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, các chất hóa học,... nói chung đều tác động vào Oocyst, điều này có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu dịch tễ học bệnh cầu trùng và phương pháp phòng chống bệnh cầu trùng trong chăn nuôi.

Lương Văn Huấn và cs (1997) cho biết: Oocyst của E. debliecki, E.

scabra có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài 15 tháng ở nhiệt độ từ - 40C đến 400C.

Nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển bào tử nang ngoài cơ thể là 15 - 350C. Nhiệt độ lạnh -150C và núng trờn 400C bào tử nang sẽ chết (Lê Văn Năm (2003)).

Nghiên cứu về sức đề kháng của cầu trùng đối với tia tử ngoại, Phạm Văn Chức và cs (1991) cho rằng, Oocyst khi bị xử lý bức xạ ở mức 20 - 35 Krad cho giá trị bảo hộ tốt nhất (100%), dưới 10 Krad (80%), nhưng nếu liều quá thấp hoặc quá cao thì không có hiệu quả phòng bệnh. Oocyst chưa sinh bào tử ít mẫn cảm đối với tia X hơn Oocyst đã sinh bào tử tới 15 lần.

Độ ẩm của đất có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của

Oocyst gây bệnh trong thiên nhiên. Nghiên cứu về vấn đề này, Lê Minh và cs

(2008) cho biết: đất có độ ẩm 10 – 20% thuận lợi nhất cho sự phát triển và tồn tại của Oocyst. 100% Oocyst phát triển thành Oocyst gây bệnh trong 5 – 15 ngày, sau đó có thể tồn tại trong đất đến 75 ngày; đất có độ ẩm 20 đến trên 40% có khả năng lưu giữ sự sống của Oocyst gây bệnh dài nhất là 70 ngày; đất có độ ẩm thấp (dưới 10%) chỉ có 23% Oocyst phát triển thành Oocyst có sức gây bệnh, sau đó chỉ tồn tại tối đa là 15 ngày.

Theo kết quả tổng hợp và nghiên cứu của Phạm Văn Khuê và cs (1996): khi noãn nang bị hút vào trong bụng ruồi vẫn còn khả năng gây bệnh trong thời gian 24 giờ. Trong đất ẩm cầu trùng có thể sống được 4 – 5 năm (Charles, 1967). Noãn nang vẫn tiếp tục sinh sản bào tử sau nhiều ngày tiếp xúc với dung dịch KMnO4 0,1%, formol 5%, CuSO4 5%, H2SO4 10%, HCl 10% (Pernard, 1925).

Nguyễn Thị Kim Lan (2008) nghiên cứu và tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho biết: Bệnh cầu trùng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn bởi những lý do sau:

- Tỷ lệ chết cao ở lợn con (tỷ lệ chết từ 10 - 20%). - Giảm tốc độ sinh trưởng, tăng trọng kém.

- Tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác tăng cao như: chi phí về thuốc điều trị, thuốc sát trùng, chăm sóc nuôi dưỡng.

Theo Lê Văn Năm (2003), lợn con, bờ, nghộ non khi bị cầu trùng mà các kỹ thuật viên có sai sót trong chẩn đoán thì 30 - 50% số gia súc non bị chết, số còn lại còi cọc chậm lớn.

Đào Trọng Đạt và cs (1984) cho biết, tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn là 7,29%, trong đó lợn ỉa phân trắng là 4,2%.

Nghiên cứu cấu trúc của Oocyst cầu trùng Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) cho biết: Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình gần tròn, hình trứng, hình bầu dục,... kích thước cũng khác nhau thay đổi theo loài. Tuy nhiên, phần lớn Oocyst cầu trựng cú đặc điểm cấu tạo như sau:

Oocyst màu sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Vỏ

ngoài của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài vỏ xù xì (E. spinosa). Vỏ chia làm hai lớp: Lớp vỏ ngoài dày, vỏ trong mỏng, vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau bằng cách làm nóng Oocyst ở trong nước hoặc xử lý bằng axit H2SO4.

Vỏ ngoài là lớp quinonon protein, vỏ trong là lớp lipit kết hợp với protein để tạo nên khúc xạ kép (Lipoprotein). Lớp trong của vỏ Oocyst chiếm 80% gồm: một lớp glycoprotein (dày 90 àm), được bao bọc bởi một lớp lipit dày (10 àm). Lớp lipit chủ yếu là phospho lipit, chính lớp này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hoá học.

Một số loài cầu trùng ở phía đầu nhọn có một cái “nắp” khúc xạ được gọi là Micropyle. Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh

Macrogamete khi thụ tinh. Sau khi thụ tinh thì khe hở đóng lại và vì vậy

nhiều loài cầu trùng không thấy Micropyle nữa.

Hình 2.4: Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh

1. Nắp Oocyst (Micropyle cap) 6. Hạt triết quang lớn trong Sporozoite

(Large Refractile Globule in Sporozoite) 2. Hạt cực (Polar granule) 7. Bào tử trùng (Sporocyst)

3. Lỗ Oocyst (Micropyle) 8. Thể cặn Sporocyst (Sporocyst residuum) 4. Thể Stieda (Stieda Body) 9. Thể cặn Oocyst (Oocyst residuum) 5. Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite

(Small Refactile Globule in Sporozoite)

10. Lớp vỏ trong (inter layer of Oocyst wall) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Lớp vỏ ngoài (Outer layer of Oocyst wall)

Tớnh chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi phức tạp và lâu dài của cầu trùng với cơ thể kí chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, cỏc mụ bào, hay tế bào nhất định phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của chúng (Lê Văn Năm (2003)).

Thời gian gần đây, đã có nhiều dẫn liệu chứng tỏ rằng giống cầu trùng Eimeria có tính chuyên biệt nghiêm ngặt và chỉ có thể nhiễm vào loại kí chủ mà chỳng đó thích nghi trong quá trình tiến hoá. VD: các cầu trùng cừu không thể nhiễm vào bò và các gia súc khỏc. Cỏc cầu trùng thỏ chỉ nhiễm vào kí chủ của nó mà không thể nhiễm vào bất kỳ loài gia súc nào khác.

Như vậy, nếu xem xét tớnh chuyờn biệt của cầu trựng thỡ giống

Eimeria biểu hiện rất rõ rệt, tớnh chuyờn biệt đú đó hình thành trong quá trình

thích ứng lâu dài của ký sinh trùng đối với một ký chủ nhất định cũng như đối với từng cơ quan, từng mô bào riêng biệt. Theo dẫn liệu của Khayxin (1947), đó là điều kiện cơ bản giúp cho nhiều loài cầu trùng ký sinh đồng thời trên cùng một ký chủ, (theo dẫn liệu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)).

Đối với tớnh chuyờn biệt của giống Isospora: Lê Văn Năm (2003) nhận xét như sau: Khi so sánh tớnh chuyờn biệt giữa hai giống cầu trùng Eimeria và Isospora thấy Eimeria có tính chuyên biệt cao hơn giống Isospora.

Cùng quan tâm đến vấn đề này Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu của I.G.Galuzo (1971) cho biết: Chuột, culi, chuột cống, thỏ, chuột đồng, chuột nhắt, cừu, linh dương, dê sừng, hoẵng, bồ câu, chim sẻ, vịt, rùa, rắn và kể cả con người…đều bị mắc bệnh khi cho nuốt noãn nang có khả năng gây bệnh của Isospora bigemina.

Ngoài ra, tác giả còn cho biết Toxoplasma thuộc giai đoạn phát triển của Isospora bigemina. Vì vậy, cầu trùng loài Isospora bigemina không có

tớnh chuyờn biệt.

Như vậy, có thể nói rằng tuỳ theo loài cầu trùng mà chúng có thể sống ở trên vật chủ này hay vật chủ khác, hoặc các vị trí ký sinh khác nhau trên cùng một cơ thể gia súc, gia cầm. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp một phần trong việc phân loại cầu trùng được chính xác hơn.

Nghiờn cứu về các đặc điểm dịch tễ học của bệnh, các tác giả cho thấy: tất cả các giống lợn nhà và lợn rừng đều có thể mắc bệnh. Nguồn bệnh là những lợn ốm đã khỏi nhưng vẫn mang cầu trùng, những lợn mang cầu trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn mắc bệnh, những lợn này thường xuyên bài xuất Oocyst cầu trùng qua phân ra ngoài ngoại cảnh. Oocyst được phát tán rộng rãi ở ngoài tự nhiên và quá trình sinh sản bào tử bắt đầu đều tạo thành các Oocyst có khả năng gây bệnh.

Bạch Mạnh Điều và cs (1999) đã kiểm tra 420 mẫu xe cải tiến, quang thúng thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 4,28%.

Hoàng Thạch (1999) khảo sát 250 mẫu từ ủng dùng trong khu vực chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 5,6% và khảo sát 250 mẫu từ dụng cụ dọn vệ sinh chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 11,2%.

Nguyễn Thị Kim Lan và Trần Thu Nga (2005), cho biết tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trựng cú sự khác nhau theo tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Lợn nuôi trong điều kiện vệ sinh kém nhiễm cao nhất.

Theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006), tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở trạng thái phân bình thường và phân lỏng có sự khác nhau rõ rệt. Lợn bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 56,32% cao hơn hẳn so với trạng thái phân bình thường (36,50%), xét về mức độ nhiễm, lợn bị tiêu chảy nhiễm cầu trùng ở mức độ nặng hơn so với lợn phân bình thường.

Minh và cs (2008) cho biết: tỷ lệ và cường độ nhiễm ở vụ hè thu (53,72%) cao hơn so với vụ đụng xuõn (48,53%).

Khi nghiên cứu về con đường xâm nhập của cầu trùng vào cơ thể, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) cho biết: tiêu hóa là con đường duy nhất mà Oocyst có thể xâm nhập vào cơ thể lợn để gây bệnh. Song, cầu trùng có thể lây nhiễm theo 2 cách: Lây nhiễm trực tiếp, lây nhiễm gián tiếp.

+ Lây nhiễm trực tiếp: Lợn bệnh thải Oocyst cầu trùng qua phân, do đó

Oocyst sẽ dễ dàng được phát tán trên khắp nền chuồng, máng ăn, máng uống

và dụng cụ chăn nuôi. Tập tính của lợn là thường hay sục sạo, liếm láp nên dễ nuốt phải Oocyst có sức gây bệnh.

+ Lây nhiễm gián tiếp: Qua vật môi giới trung gian truyền bệnh như: Dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giầy, dép, ủng, phương tiện vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang Oocyst cầu trùng từ

ngoài vào chuồng nuôi gia súc hoặc từ ô chuồng này sang ô chuồng khác. Ngoài ra, loài gặm nhấm, côn trùng cũng là nguyên nhân làm phát tán mần bệnh.

Xét nghiệm tìm Oocyst (noãn nang) cầu trùng trong gần 600 mẫu cặn nền chuồng, sân chơi và khu vực quanh chuồng, tại 13 xã thuộc tỉnh Thỏi Nguyờn, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005) cho thấy: thời gian phát triển của

Oocyst cầu trùng tới giai đoạn cảm nhiễm phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ

môi trường ngoại cảnh: loài E. debliecki từ 101 - 141 giờ, E. suis từ 96 - 136 giờ, E. porci từ 102 - 130 giờ, I. suis từ 69 - 98 giờ.

Tổng hợp các nghiên cứu của một số tác giả về sự phân bố của bệnh cầu trùng lợn, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) đã rút ra kết luận: bệnh cầu trùng lợn phân bố không đồng đều qua cỏc thỏng trong năm. Vào những thỏng cú khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ từ 18 – 350C bệnh thường xuất

hiện và dễ bựng phỏt hơn cỏc thỏng khỏc. Vì vậy, ở nước ta mùa hè và mùa xuân có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông và mùa thu.

Lê Minh và cs (2008) sau khi nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng lợn ở một số huyện của tỉnh Thỏi Nguyờn, cho biết: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở vụ Hè - thu cao hơn hẳn ở vụ Đông – Xuân (53,72% và 48,53%). Cường độ nhiễm vụ Hè – thu cũng cao hơn.

Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm căn nguyên, đặc biệt lợn con từ 15 - 60 ngày rất dễ nhiễm bệnh và bệnh dễ dàng bùng nổ ở thể cấp tính và dưới cấp tính. Lợn trên 3 tháng tuổi chỉ mang trùng, rất ít khi bị bệnh. (Lê Văn Năm (2003)). Cùng kết luận về vấn đề này, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005), tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm dần theo tuổi, nặng nhất ở lợn con dưới 2 tháng tuổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lê Minh và cs (2008) nhận định: cường tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có chiều hướng giảm dần theo tuổi lợn.

Như vậy, động vật non đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh và bệnh phát triển nhanh hơn, nặng hơn so với động vật trưởng thành. Động vật đã trưởng thành và động vật già các biểu hiện lâm sàng bệnh cầu trựng ớt. Song, chúng lại là những động vật mang trùng và là nguồn bệnh nguy hiểm nhất đối với động vật non (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008))

Qua kiểm tra 3.698 mẫu phân lợn từ 4 - 50 ngày tuổi ở các trại chăn nuôi lợn công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Thị Thu Hương (2004) cho biết: tỷ lệ nhiễm Isospora suis cao hơn Eimeria sp và Cryptosporidium. Lợn trong giai đoạn 8 - 14 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm 42,70%, cao hơn các lứa tuổi khác. Sau 21 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm có khuynh hướng giảm dần. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn nuụi trờn nền ximăng cao hơn rất nhiều so với lợn nuụi trờn nền sàn. Tỷ lệ nhiễm Isospora suis ở nền xi măng là 52,65%, nền sàn là 35,60%.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2005) đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở 3 điều kiện vệ sinh đó là: điều kiện vệ sinh tốt, trung bình và kém cho biết: lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém nhiễm cầu trùng cao, từ 55,45% - 66,30 %. Tỷ lệ và mức độ nhiễm giảm rõ rệt ở tình trạng vệ sinh tốt hơn. Nghiên cứu của Lê Minh và cs (2008) cũng cho thấy: tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn.

Các yếu tố stress như nuôi với mật độ quá cao, thức ăn kém dinh dưỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi, lợn con mắc các bệnh ký sinh trựng khỏc hoặc hen suyễn, tiêu chảy… làm cho bệnh cầu trùng diễn ra nặng và phức tạp hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)).

Nghiên cứu của Lê Minh và cs (2008) cho thấy, điều kiện chuồng trại nuôi chật chội làm cho vấn đề vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống khó khăn hơn, làm nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi cao. Đú chớnh là nguyên nhân làm cho tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn tăng cao khi nuôi với mật độ vượt quá tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 32 - 40)