Chúng tôi đã xét nghiệm 601 mẫu phân của lợn của các đối tượng lợn ở các lứa tuổi khác nhau để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn Đối tượng lợn Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n `% n % n % Lợn con sơ sinh đến 2 tháng 220 127 57,73 57 44,88 39 30,71 21 16,54 10 7,87 Lợn thương phẩm trên 2 tháng - 6 tháng 180 65 36,11 38 58,46 21 32,31 4 6,15 2 3,08 Lợn nái trên 6 tháng 201 22 10,95 14 63,64 6 27,27 2 9,09 0 0,00 Cộng chung 601 214 35,61 109 50,93 66 30,84 27 12,62 12 5,61
Kết quả bảng 4.3 cho thấy: trong 601 lợn đã kiểm tra có 214 lợn bị nhiễm cầu trùng chiếm 35,61%. Song, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng khác nhau giữa các lứa tuổi của lợn.
Giai đoạn lợn con từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng cao nhất (57,73%), cường độ nhiễm từ nhẹ đến rất nặng, trong đó ở cường độ nặng và rất nặng cao nhất so với các lứa tuổi khác với tỷ lệ tương ứng là 16,54% và 7,87%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, lợn ở giai đoạn này chủ yếu mắc cầu trùng giống Isospra.
Đối với lợn thương phẩm (từ 2 đến 6 tháng tuổi): tỷ lệ mắc có xu hướng giảm dần (36,11%). Lợn nhiễm cầu trùng chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình, cường độ nặng chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng 6,15% và 3,08%).
Đối với lợn nái (từ 6 tháng tuổi trở lên): lợn có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (10,95%) so với lợn ở các lứa tuổi khác (P<0.05), lợn nhiễm chủ yếu ở cường
độ nhiễm nhẹ và trung bình với tỷ lệ nhiễm tương ứng là 63,64%, 27,27%, không có trường hợp nào nhiễm rất nặng. Ở giai đoạn từ trên 2 tháng tuổi lợn mắc cầu trùng chủ yếu giống Eimeria.
Sự biến động về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn được thể hiện rõ qua hình 4.3.
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn
Như vậy tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có chiều hướng giảm dần theo chiều tăng của tuổi của lợn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Johannes Kaumann (1996): lợn từ 3- 21 ngày tuổi dễ cảm nhiễm với bệnh nhất.
Lê Văn Năm (2003) cho biết: lợn con từ 1 – 3 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm cầu trùng, đặc biệt lợn con từ 15 – 60 ngày tuổi rất dễ bị bệnh và bệnh dễ dàng bùng nổ ở thể cấp và dưới cấp tính. Lợn trên 3 tháng tuổi chỉ mang trùng, rất ít khi bị bệnh. Lê Minh và cs (2008) cũng có kết luận tương tự. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả này.
Theo chúng tôi, giai đoạn dưới 2 tháng tuổi nhiễm bệnh cao là do: giai đoạn này cơ thể lợn còn non, hệ tiêu hóa và hệ thống đáp ứng miễn dịch chưa hoàn thiện, lợn dễ bị stress, sức đề kháng với bệnh kém. Mặt khác, ở giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày một tăng trong khi đó sản lượng sữa của lợn mẹ có xu hướng giảm dần, đồng thời người dân chưa áp dụng biện pháp tập cho lợn ăn sớm nên lợn hay lục lọi tìm kiếm, liếm láp nền chuồng dẫn đến khả năng cảm nhiễm bệnh cao.
Giai đoạn trên 2 tháng tuổi: Theo tuổi lợn thì hệ thần kinh, miễn dịch dần hoàn thiờn nờn sức đề kháng của cơ thể được nâng cao dần. Tuy nhiên, trong thực tế điều tra chúng tôi thấy phần lớn người dân cai sữa lợn rất muộn thường khoảng 45 đến trên 60 ngày, lại không tiến hành cho lợn tập ăn sớm. Vì vậy, khi tách mẹ hoàn toàn có sự thay đổi thức ăn đột ngột dẫn đến khả năng thích ứng của bộ máy tiêu hóa kém, sức đề kháng của lợn con giảm nên tỷ lệ và cường độ nhiễm vẫn cao.
Giai đoạn trên 6 tháng tuổi: sức đề kháng của lợn cao nên đề kháng tốt với mầm bệnh. Hầu hết các lợn ở giai đoạn này thường ở thể mang trùng.
Qua thực tế kiểm tra chúng tôi thấy, lợn ở giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng chủ yếu là giống Isospra.
4.1.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo quy mô và phươngthức chăn nuôi thức chăn nuôi
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm phân của những lợn được nuôi theo quy mô khác nhau: Chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, chăn nuôi gia trại và chăn nuôi trang trại công nghiệp quy mô lớn. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4:
Bảng 4.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo quy mô, phương thức chăn nuôi Quy mô, phương thức chăn nuôi Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % N % Nhỏ lẻ 230 158 68,70 80 50,63 47 29,75 21 13,29 10 6,33 Gia trại 150 37 24,67 17 45,95 12 32,43 6 16,22 2 5,41 Trang trại 221 19 8,60 12 63,16 7 36,84 0 0,00 0 0,00 Cộng chung 601 214 35,61 109 50,93 66 30,84 27 12,62 12 5,61
Kết quả bảng 4.4 cho thấy chăn nuôi lợn ở các quy mô trên địa bàn huyện đều bị nhiễm cầu trùng. Tuy nhiên, có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở 3 quy mô chăn nuôi (P< 0.01). Chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, tỷ lệ nhiễm cầu trùng rất cao (68,70%), lợn nhiễm ở các cường độ từ nhẹ đến nặng và nhiễm rất nặng (biến động từ 6,33% đến 50,63%). Tỷ lệ nhiễm giảm ở những hộ chăn nuôi quy mô gia trại (24,67%), cường độ mắc rất nặng cũng giảm thấp (chỉ còn 5,41%). Đối với quy mô trang trại công nghiệp, tỷ lệ mắc thấp (8,60%) và cường độ mắc ở mức độ nhẹ và trung bình, cường độ nặng và rất nặng không có.
Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy: quy mô và phương thức chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh cầu trùng khác nhau. Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết tại các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ mặc dù số lượng lợn nuụi ớt nhưng hầu hết chuồng trại đều có tình trạng vệ sinh kém, ẩm thấp, có khi cũn cú nươc đọng trong nền chuồng, thậm chí nhiều gia đình nền chuồng vẫn là nền đất; trong khi đó, tại các hộ chăn nuôi với quy mô vừa thì chuồng trại được xây dựng kiên cố, sạch sẽ hơn. Đối với các trang trại chăn nuôi công nghiệp mặc dù chăn nuôi với số lượng lớn và mật độ cao nhưng chuồng trại đều được đầu tư xây dựng hiện đại, sạch sẽ, khụ thoỏng. Như vậy, có thể nhận thấy tỷ lệ và
cường độ nhiễm cầu trùng theo phương thức chăn nuôi tỷ lệ thuận với điều kiện vệ sinh trong chăn nuôi. Lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém ở phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao nhất, và giảm dần trong chăn nuôi gia trại và trang trại có điều kiện vệ sinh tốt hơn.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Thu Nga, (2005), lợn nuôi ở tình trạng vệ sinh tốt thì tỷ lệ lợn nhiễm cầu trùng thấp (16,05% - 34,61%), lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh kém có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cao nhất (55,45% - 66,30%).
Sự khác nhau này thể hiện rõ hơn qua hình 4.4:
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo quy mô và phương thức chăn nuôi