Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” (Trang 42 - 45)

Có được những kết quả trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo ngành Thuế, các cán bộ Thuế và của toàn thể nhân dân quận Thanh Xuân. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Chi cục thuế quận

Thanh Xuân cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Trong những khó khăn đó đã không ít là về việc quản lý hoá đơn, chứng từ thuế. Dưới đây là những hạn chế và sai sót còn tồn tại trong quá trình quản lý sử dụng hóa đơn tại Chi cục quận Thanh Xuân:

- Các vụ vi phạm về hóa đơn tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá nhiều gây thất thoát NSNN.

- Công tác kiểm tra chưa thực sự phát huy tốt, chưa kiểm tra được 100% số đơn vị sử dụng hóa đơn.

- Công tác xử phạt còn hơi chậm, chưa triệt để, chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.

- Tuy Chi cục đã mở các lớp tập huấn để tuyên truyền phổ biến chính sách thuế mới thay đổi nhưng có nhiều DN vẫn chưa thực sự coi trọng để tham gia học tập huấn, cũng không cập nhật thông tin về các quy định mới đó. Cho nên mới có tình trạng có không ít DN đến mua hóa đơn của cơ quan thuế, mà theo quy định là không cấp bán hóa đơn cho DN.

- Một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức thuế có ý thức đạo đức không tốt, thực hiện hành vi tham nhũng, gợi ý và tiếp tay cho DN ăn cắp tiền thuế. Không những gây thất thu NSNN, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh về ngành Thuế mà còn làm cho công tác xử phạt các đơn vị vi phạm bị lỏng lẻo hơn.

Sở dĩ tồn tại những hạn chế trên là do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ từ phía cơ quan thuế mà còn cả phía các đối tượng sử dụng hóa đơn. Cụ thể:

- Nghị định 51 được Chính phủ ban hành tuy tạo được bước đột phá trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn cũng như công tác cải cách thủ tục hành

chính, nhưng đồng thời với đó thì nạn “Doanh nghiệp ma” và các vi phạm

với DN, tạo kẽ hở cho đối tượng xấu cố tình vi phạm, chiếm đoạt NSNN. Hơn nữa các chế tài xử phạt cũng chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe với các đối tượng này khiến cho tình trạng vi phạm ngày càng phức tạp và khó kiểm soát.

- Quy trình quản lý còn chưa đồng bộ, nhiều thủ tục hành chính chồng chéo gây khó khăn trong công tác quản lý, phiền hà cho DN

- Trình độ quản lý của các cán bộ thuế còn hạn chế. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý còn yếu và chưa đồng bộ làm cho khối lượng công việc nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng quản lý.

- Ý thức chấp hành của các đối tượng sử dụng hóa đơn chưa cao, chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc quản lý sử dụng hóa đơn.

- Do đặc điểm kinh tế-xã hội nơi đây có hàng nghìn DN sử dụng hóa đơn, trong khi lực lượng cán bộ quá mỏng vì thế không thể kiểm tra toàn bộ các đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là công tác tuyên truyền đối với các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ, cá nhân kinh doanh, khiến số lượng vi phạm chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng này.

- Trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế, khả năng tiếp cận, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin của một số cán bộ thuế chưa tốt chưa có ý thức tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, chưa bắt kịp với quy trình mới. - Khối lượng công việc lớn, tập trung vào một số thời điểm do vậy cán bộ không đủ thời gian để giải quyết được mọi công việc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” (Trang 42 - 45)