BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN 2012

Một phần của tài liệu “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” (Trang 25 - 27)

QUẬN THANH XUÂN 2012 - 2013

Công ty cổ phần 3.878 4.045 +167

Cty TNHH 2.675 2.959 +284

Công ty tư nhân 52 85 +33

Hợp tác xã 12 12 0

Tổng 6.657 7.101 +444

(Nguồn: Phòng Ấn chỉ)

Như vậy, chúng ta có thể thấy số lượng đơn vị có nhu cầu sử dụng hóa đơn ngày càng tăng, đồng thời số lượng hóa đơn các đơn vị dùng cũng rất nhiều và tăng lên hằng năm. Đây là một điều tất yếu khi xét trong điều kiện kinh tế - xã hội và thời kỳ phát triển đất nước hiện nay.

Nghị định số 89/2002/NĐ-CP đã khuyến khích các DN tự đặt in hóa đơn. Nhưng trên địa bàn, tính đến hết năm 2010, chỉ có mười mấy trong hàng nghìn, hàng chục nghìn DN là áp dụng hình thức tự in. Còn lại, hầu hết đều mua hóa đơn của cơ quan thuế khiến cho việc cấp, bán hóa đơn trở nên quá tải gây khó khăn cho cơ quan thuế và cả các đơn vị sử dụng hóa đơn. Và qua 8 năm thực hiện Nghị định 89, Chi cục đã thu được nhiều kết quả khả quan, các đơn vị trên địa bàn nói chung đã có ý thức khá tốt trong việc chấp hành quy định quản lý sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, các hành vi vi phạm đã giảm khá nhiều so với trước đây.

Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP về việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ. Thực hiện quy định mới của Chính phủ về việc sử dụng hóa đơn, các DN trên địa bàn phải tiến hành đặt in hoặc tự in hóa đơn, nên chỉ có hộ, cá nhân kinh doanh với số ít DN có vấn đề về thuế mua hóa đơn từ cơ quan thuế. Vậy cho nên hiện tại trên địa bàn Chi cục quản lý đang tồn tại song song 2 loại đối tượng sử dụng hóa đơn. Đối với các đơn vị thuộc diện mua hóa đơn, tiếp tục theo dõi và đôn đốc kiểm tra việc

mua hóa đơn và thực hiện các quy định về sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế. Đối với các đơn vị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, một mặt tuyên truyền hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ các DN này nhanh chóng thực hiện để có hóa đơn kịp thời cho việc sử dụng đảm bảo theo đúng quy định, mặt khác tổ chức thường xuyên theo dõi và nắm bắt tình hình thực hiện của các đơn vị nhằm kịp thời phát hiện vướng mắc và sai phạm để kịp thời chấn chỉnh.

Cùng với đà phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, khối lượng DN tham gia hoạt động ngày càng nhiều khiến cho lượng đối tượng sử dụng hóa đơn tăng lên nhanh chóng. Sau 3 năm triển khai, Nghị định 51 đã tạo được bước đột phá trong việc chuyển đổi phương thức quản lý hóa đơn bán hàng đối với các đơn vị kinh doanh và cơ quan thuế. Từ đó, Chi cục nói riêng và các cơ quan thuế nói chung quản lý tốt hơn việc sử dụng hóa đơn so với trước kia, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chủ động in, quản lý và sử dụng hóa đơn của chính đơn vị mình. Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực ấy còn tồn tại một số hạn chế trong quản lý. Sự tồn tại các hành vi gian lận hóa đơn là khó tránh khỏi, có sự xuất hiện các đối tượng lợi dụng sự thông thoáng để thành lập nhiều “Doanh nghiệp ma”, sử dụng hóa đơn khống nhằm gian lận thuế. Mặt khác, nhóm đối tượng hộ cá thể và các DN có vấn đề về thuế, đa số là kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó khăn cho công tác tuyên truyền và quản lý. Hơn nữa, số cán bộ quản lý sử dụng hóa đơn còn hạn chế dẫn đến việc quản lý chưa sát sao. Vì thế, nhiệm vụ trước mắt mà Chi cục thuế đề ra bây giờ là tích cực nắm sát tình hình thực hiện Nghị định 51 về quản lý hóa đơn của các đối tượng, tăng cường đôn đốc kiểm tra các đối tượng, đồng thời phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc quản lý sừ dụng hóa đơn của các đơn vị liên quan trên địa bàn quận Thanh Xuân, góp phần tăng thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w