Trong công tác xử lý vi phạm về sử dụng hóa đơn

Một phần của tài liệu “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” (Trang 57 - 59)

- Giao trách nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ và cán bộ đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quá trình theo dõi và xử lý.

- Thông báo thường xuyên với lãnh đạo Chi cục tình hình vi phạm và đề xuất giải pháp khắc phục.

- Sàng lọc, theo dõi các đối tượng vi phạm và có dấu hiệu vi phạm. Sau đó tổng hợp các đơn vị thường xuyên vi phạm, các sai phạm hay mắc phải rồi tập trung vào đó kiểm tra, rà soát nhằm hạn chế bớt các sai phạm.

- Công tác xác minh hóa đơn cần tiến hành nhanh chóng để giải quyết kịp thời vướng mắc và những vi phạm phát sinh. Thực tế công tác này rất mất thời gian ảnh hưởng tiến độ kiểm tra, cho nên phải nhanh chóng triển khai kết nối mạng nội bộ thực hiện cho việc xác minh hóa đơn.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương trong công tác xử lý vi phạm hóa đơn: tuyên truyền chính sách thuế với các quy định xử phạt vi phạm về hóa đơn trong các buổi sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành của nhân dân về thuế nhà nước. Đối với những hành vi vi phạm nặng, cần phối hợp với cơ quan Công an để cùng tiến hành điều tra làm rõ và xử lý.

KẾT LUẬN

Từ tình hình thực tế quản lý sử dụng hóa đơn trước đây và những diễn biến mới trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP về sử dụng hóa đơn ta có thể nhận thấy rằng: đa số các tổ chức, các nhân đã nhận thức được vai trò của hóa đơn đối với quản lý kinh tế nên đã thực hiện rất nghiêm túc các quy định về quản lý sử dụng hóa đơn. Các cán bộ đảm nhận công tác quản lý hóa đơn đã thực hiên tốt chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần hoàn thành kế hoạch thu của Chi cục thuế Thanh Xuân đối với NSNN. Song vẫn còn một số đối tượng, do nhận thức chưa đầy đủ đã không

thấy được tầm quan trọng của hóa đơn hoặc cố tình vi phạm, sử dụng những thủ đoạn tinh vi, lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp luật để lách luật nhằm chiếm đoạt tài sản từ NSNN. Chính vì thế mà công tác quản lý hóa đơn trong thời gian qua đã gặp nhiều khó khăn và bất cập. Nghị định 51 mới được triển khai được hơn 3 năm, tạo ra bước ngoặt lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng hóa đơn tuy nhiên do mới đi vào thực tiễn nên những vướng mắc, khó khăn, bất cập xảy ra là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác đang tiến hành theo dõi sát sao tình hình nhằm kịp thời sửa đổi và giải quyết. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như kiến thức về quản lý hóa đơn còn nhiều hạn chế, nên bản thân chưa có những hiểu biết sâu rộng, toàn diện về vấn đề này. Nhưng hy vọng những điều tôi đã trình bày có thể sẽ giúp chúng ta hiểu thêm và quan tâm hơn về tình hình quản lý hóa sử dụng hóa đơn hiện nay cũng như góp phần trong việc ngăn chặn những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” (Trang 57 - 59)